Stock fan/cooler là gì? Có nên xài để tản nhiệt cho CPU hay không?
Dù rằng khi nói đến lắp ráp máy tính mới với giá tiền cỡ chục triệu trở lên, hầu như anh em đều trang bị tản nhiệt CPU riêng, nhưng cũng có không ít người chọn tản nhiệt mặc định. Liệu tản nhiệt đi kèm CPU đã hết thời chưa, trong trường hợp nào thì cần giải pháp làm mát cao cấp hơn, hãy cùng tìm hiểu nhé.

stock-fan-cooler-co-nen-su-dung-tinhte.jpg
Ảnh: Anandtech

Stock fan hay stock cooler là chiếc quạt tản nhiệt đi kèm CPU. Khi anh em mua mới CPU, tùy theo dòng sản phẩm mà trong hộp có đi kèm quạt tản nhiệt hay không. Thường các mẫu vi xử lý dòng thấp, phổ thông sẽ đi kèm quạt cơ bản, dòng cao hơn chút sẽ có quạt hiệu năng tốt hơn, còn những CPU đầu bảng thường không kèm theo quạt, đơn giản vì quạt mặc định sẽ không đủ khả năng làm mát cho vi xử lý lúc hoạt động.

stock-fan-cooler-co-nen-su-dung-tinhte-1.jpg

Cả 2 nhà sản xuất vi xử lý máy tính trên thế giới – Intel và AMD – đều có trang bị stock fan/cooler cho một số CPU khi bán ra thị trường. Đối với các vi xử lý Ryzen 7000 Series, AMD trang bị kèm tản nhiệt Wraith Stealth (không LED) cho Ryzen 5 7600, Wraith Prism (RGB LED) cho Ryzen 7 7700 và Ryzen 9 7900. Trong khi đó vi xử lý Intel sẽ đi kèm với tản nhiệt Laminar RS1 nếu đó là Pentium Gold G7400 và Celeron G6900, Laminar RM1 nếu là Core i3/i5/i7 12xxx/13xxx(F) và Laminar RH1 nếu là Core i9-12900(F) và Core i9-13900(F).

tren-tay-intel-laminar-rh1-tinhte-4.jpg

Điểm chung của các stock fan/cooler là đi kèm CPU khóa hệ số nhân, tức là không thể ép xung được, có ngưỡng TDP tương đối thấp, từ 65 W trở lại. Theo mình biết thì người dùng không thể mua riêng các mẫu tản nhiệt này mà thường phải mua lại từ những khách hàng không sử dụng. Không rõ chế độ của AMD nhưng đối với Intel, stock fan/cooler cao nhất – Laminar RH1 – chỉ bán kèm Core i9 non-K, trong khi RM1 và RS1 có thể bán số lượng lớn thông qua nhà phân phối.

Stock fan/cooler thường không đẹp, trừ loại cao nhất, hiệu năng tản nhiệt cũng tỉ lệ thuận với độ đẹp và độ ngầu của nó. Không cần phải trải nghiệm thử hay đọc các bài đánh giá, chỉ cần nhìn sơ qua anh em cũng sẽ biết đâu là stock fan/cooler có hiệu năng tốt nhất. Còn để biết chính xác hơn, mình đã từng có bài thử nghiệm tản nhiệt Intel Laminar RH1 trên Tinh tế rồi.

Trên tay Intel Laminar RH1 – Tản nhiệt đi kèm Core i9 “Raptor Lake” non-K

Các vi xử lý Intel thế hệ thứ 13 non-K đã ra mắt chính thức tại triển lãm CES 2023, bổ sung đầy đủ lựa chọn cho dải sản phẩm “Raptor Lake-S”. Nếu anh em chưa biết thì Intel có tặng kèm tản nhiệt cho CPU Core non-K, kể cả Pentium và Celeron…
 tinhte.vn

Cấu tạo của tản nhiệt đi kèm vi xử lý cũng đơn giản và hầu như không cần công nghệ gì cao siêu hay đặc biệt. Chúng có kích thước vừa phải để phù hợp với nhiều cỡ thùng máy, thành phần có đế tiếp xúc (đồng hoặc nhôm), có thể có ống dẫn nhiệt (heatpipe), khối lá nhôm bên trên và quạt làm mát để đẩy nhiệt ra ngoài môi trường. Đa số stock fan/cooler có thiết kế dạng top-down, tức là gió thổi từ trên xuống bo mạch chủ, một số đời stock fan/cooler có thiết kế lạ hơn thì dạng tháp, thổi gió từ trước ra sau. Về kem tản nhiệt thì nhà sản xuất sẽ trét sẵn để người dùng khi mua về chỉ việc lắp ráp là xong.

tren-tay-asus-rog-ryuo-iii-360-argb-tinhte-18.jpg

Câu trả lời này đơn giản thôi, nếu anh em mua CPU không kèm quạt tản nhiệt thì bắt buộc phải mua rời, đó cũng là định hướng của nhà sản xuất. Lý do là các CPU với TDP cao hơn 65 W sẽ có nhiệt lượng tỏa ra nhiều, vượt quá ngưỡng chịu đựng vật lý và thiết kế của stock fan/cooler. Theo thử nghiệm của mình, Laminar RH1 được thiết kế cho CPU có TDP tối đa 65 W, mình cho hoạt động với Core i7-12700K có TDP 125 W, tản nhiệt vẫn đủ khả năng làm mát trong những tác vụ thông thường, tuy nhiên khi cần xử lý nặng về tính toán CPU, quá nhiệt và giảm xung là chuyện chắc chắn xảy ra ngay lập tức.

corsair-a500-mod-lga-1700-intel-tinhte-16.jpg

Như anh em cũng hình dung được, những dàn máy sử dụng CPU dòng phổ thông hay trung cấp, để phục vụ nhu cầu văn phòng, giải trí nhẹ nhàng, tản nhiệt đi kèm là quá đủ. Tiết kiệm chi phí cũng là 1 điểm cần chú trọng ở những dàn máy này, vì vậy stock fan/cooler là lựa chọn tối ưu (vì không tốn tiền). Ngược lại, những dàn máy sở hữu vi xử lý không khóa hệ số nhân, có khả năng ép xung và mức TDP cao, giải pháp tản nhiệt của hãng thứ 3 là bắt buộc. Lúc này anh em sẽ có lựa chọn rất đa dạng, giá từ vài trăm ngàn đến gần chục triệu cho 1 tản nhiệt khí hoặc nước, có đèn LED RGB… Cao hơn nữa sẽ là custom water cooling, tổng chi phí rất vô chừng, ngoài chính giá bán của các thành phần hệ thống tản nhiệt custom thì còn có trình độ và sự sáng tạo của người thiết kế, hoàn thiện nữa.

Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43