Thông thường chúng được gọi là Monitor khi PC của bạn được đóng thành những gói riêng biệt , màn hình là thiết bị ra hay được sử dụng trong PC . Công nghệ hiển thị
Màn hình hiển thị ngay lập tức những thông tin phản hồi bằng những hình ảnh văn bản hoặc đồ hoạ cho biết bạn đang làm những công việc như thế nào .
Hầu hết màn hình hiển thị cho máy tính để bàn dùng công nghệ LCD ( Liquid Crystal Display – Hiển thị bằng tinh thể lỏng ) hoặc CRT ( Cathode Ray Tube – Ống tia âm cực ) . Trong khi đó hầu hết những thiết bị cầm tay như máy tính xách tay đều dùng kết hợp với công nghệ LCD . Bởi vì với công nghệ LCD cho phép thiết kế mỏng hơn , tiêu thụ ít năng lượng hơn . Những Monitor dùng công nghệ LCD ( hay còn gọi là Flat Panel hoặc Flat Screen ) đang thay thế dần dần màn hình CRT cho máy tính để bàn hiện nay .
Những chuẩn và Độ phân giải
Độ phân giải cho biết số điểm màu riêng biệt , hoặc được gọi là Pixel , trên màn hình . Độ phân giải được biết rõ thông qua số của Pixel trên toạ độ nằm ngang ( hàng ) và số của Pixel trên toạ độ thẳng đứng ( cột ) , như 800 x 600 . Độ phân giải chịu ảnh hưởng bới một số yếu tốc trong đó có kích thước của màn hình .
Kích thước của màn hình ngày càng tăng vì thế những chuẩn hiển thị và độ phân giải cũng thay đổi theo . Thêm vào đó một số nhà sản xuất chào những màn hình hiển thị màn ảnh rộng được thiết kế để xem những phim DVD .
Bảng dưới đây liệt kê những chuẩn và những độ phân giải màn hình
Chuẩn
|
Độ phân giải
|
Kiểu thông thường
|
XGA (Extended Graphics Array)
|
1024×768
|
15- và 17-inch CRT
15-inch LCD |
SXGA (Super XGA)
|
1280×1024
|
15- và 17-inch CRT
17- và 19-inch LCD |
UXGA (Ultra XGA)
|
1600×1200
|
19-, 20-, 21-inch CRT
20-inch LCD |
QXGA (Quad XGA)
|
2048×1536
|
21-inch và lớn hơn CRT
|
WXGA (Wide XGA)
|
1280×800
|
Màn ảnh rộng 15.4-inch
LCD cho máy tính xách tay |
WSXGA+ (Wide SXGA plus)
|
1680×1050
|
Màn ảnh rộng 20-inch LCD
|
WUXGA (Wide Ultra XGA)
|
1920×1200
|
Màn ảnh rộng 22-inch và lớn hơn LCD
|
Bên cạnh việc liên quan tới kích thước màn hình , những chuẩn màn hình và độ phân giải còn liên quan tới tỉ lệ các cạnh màn hình ( Aspect Ratio )
Tỉ lệ các cạnh ( Aspect Ratio ) và vùng có thể nhìn được ( Viewable Area )
Hai số đo mô tả kích thước của màn hình hiển thị đó là : Tỉ lệ các cạnh và Kích thước màn hình . Xét về mặt lịch sử , màn hình máy tính tương tự như hầu hết Ti vi , chúng có tỉ lệ các cạnh là 4:3 . Điều đó có nghĩa là tỉ lệ giữa chiều rộng màn hình với chiều cao của màn hình là 4 : 3 .
Với màn hình LCD màn ảnh rộng , tỉ lệ các cạnh là 16:9 ( đôi khi là 16:10 hoặc 15:9 ) . Những màn hình LCD màn ảnh rộng trở nên hữu ích khi xem phim DVD trong định dạng màn ảnh rộng , chơi Game và hiển thị nhiều cửa sổ một lúc trên màn hình . Ti vi có độ nét cao HDTV ( High Definition TV ) cũng sử dụng tỉ lệ các cạnh theo kiểu màn ảnh rộng .
Những kích thước màn hình thông thường được đo bằng đơn vị inch từ góc này tới góc đường chéo đối diện . Hệ thống đo đường chéo này có từ khi những nhà sản xuất Ti vi muốn kích thước màn hình Tivi của họ nghe có vẻ ấn tượng .
Cách đo kích thước của màn hình CRT và LCD lại khác nhau . Đối với màn hình CRT kích thước màn hình lại đo đường chéo từ sường bên ngoài của vỏ màn hình . Như hình dưới .
Đối với màn hình LCD thì phép đo đường chéo là đo kích thước bên trong của các sườn . Kích thước này không đo vỏ bên ngoài của LCD . Như hình dưới .
Bời vì có sự khác nhau về cách thức đo giữa CRT và LCD vì thế những màn hình LCD 17 inch có thể so sánh được với màn hình CRT 19 inch . Để tính chính xác kích thước màn hình CRT tốt nhất là tính kích thước vùng màn hình có thể được nhìn thấy . Phương pháp đo này không tính với vỏ bên ngoài .
Màn hình thông thường hiện nya có kích thước 15 , 17 , 19 và 21 inch . Những màn hình cho máy tính xách tay có kích thước nhỏ hơn thông thường từ 12 tới 17 inch . Công nghệ cho phép màn hình cho máy tính xách tay và máy tính để bàn có kích thước lớn hơn . Với những ứng dụng chuyên nghiệp như hình ảnh về y học hoặc hiển thị những thông tin tại nơi công cộng một số màn hình LCD có kích thước 40 inch hoặc lớn hơn nữa .
Hiển nhiên là kích thước màn hình ảnh hưởng trực tiếp tới độ phân giải . Với cùng một độ phân giải theo Pixel thì hình ảnh sẽ sắc nét với màn hình có kích thước nhỏ hơn và sẽ tạo hình ảnh mờ với màn hình có kích thước lớn hơn . Ví dụ với hình ảnh trên màn hình 21 inch với độ phân giải 800 x 600 sẽ không sắc nét như đối với màn hình 15 inch và độ phân giải 800 x 600 .
Màn hình Multi-Scanning
Nếu bạn là người dùng máy tính trước kia còn nhớ khi NEC thông báo về việc đưa ra màn hình MultiSync . Khi đó hầu hết màn hình chỉ hiểu được một tần số có nghĩa là màn hình chỉ làm việc được với một độ phân giải và tần số mành cố định . Và lúc đó Card màn hình phải cung cấp đúng tín hiệu đó nếu không màn hình sẽ không làm việc được ,
NEC giới thiệu công nghệ MultiSync để bắt đầu trào lưu những Monitor Multi-Scanning . Công nghệ này cho phép màn hình hiểu được mọi tần số gửi tới nó . điều đó có nghĩa là nó có thể làm việc được khi thay đổi độ phân giải và tần số mành mà không cần phải mua Card màn hình hoặc Monitor mới .
Những kiểu kết nối
Để hiển thị thông tin trên màn hình , máy tính của bạn gửi tới Monitor tín hiệu . Tín hiệu này có thể có định dạng là Tương tự (Analog ) hoặc Số ( Digital )
Kết nối Analog ( VGA )
Bởi vì hầu hết những màn hình CRT yêu cầu thông tin ở dạng tương tự ( những tín hiệu điện hoặc sóng điện liên tục ) và không phải là dạng số ( những xung tương đương với số nhị phân 0 và 1 ) .
Tuy nhiên những máy tính làm việc với thế giới số . Máy tính và Card màn hình chuyển đổi dữ liệu Số thành định dạng Tương tự . Card màn hình và loại Card mở rộng hoặc những linh kiện cung cấp khả năng chuyển đổi thông tin dạng Số thành tín hiệu để gửi chúng tới Monitor .
Trước kia thông tin hiển thị là dạng Tương tự , nó được gửi tới Monitor thông qua Cable VGA . Cable nối tới sau lưng máy tính thông qua Đầu nối Tương tự ( hay còn gọi là đầu nối D-Sub ) có15 chân được sắp xếp theo 03 hàng .
1: Tín hiệu ra màu Đỏ ( Red )
|
6: Nối đất của tín hiệu màu Đỏ
|
11: Chân vào nhận dạng Monitor 0
|
2: Tín hiệu ra màu Xanh lá cây ( Green )
|
7: Nối đất của tín hiệu màu Xanh lá cây
|
12: Chân vào nhận dạng Monitor 1
|
3: Tín hiệu ra màu Xanh nước biển
( Blue )
|
8: Nối đất của tín hiệu màu Xanh nước biển
|
13: Đồng bộ Dòng
( chân ra )
|
4: Không sử dụng
|
9: Không sử dụng
|
14: Đồng bộ Mành
( chân ra )
|
5: Nối đất
( Ground )
|
10: Nối đất của tín hiệu đồng bộ
|
15: Chân vào nhận dạng Monitor 3 hoặc đồng hồ dữ liệu
|
Bạn có thể thấy rằng đầu nối VGA có 03 đường tín hiệu màu riêng biệt : Red , Green , Blue và 02 đường tín hiệu đồng bộ : Mành và Dòng . Trong Ti vi thông thường tất cả các tín hiệu này được kết hợp cùng với nhau thành tín hiệu hình Composite . Sự tách rời các tín hiệu là một nguyên nhân tại sao Monitor máy tính lại có nhiều Pixel hơn Ti vi .
Do đầu nối VGA không hỗ trợ Monitor số vì thế chuẩn DVI ( Digital Video Connector ) đã ra đời .
Kết nối DVI
DVI dữ dữ liệu ở dạng tín hiệu Số từ máy tính tới Monitor . Không cần phải chuyển đổi dữ liệu từ thông tin Số thành thông tin Tương tự . Những Monitor LCD làm việc với kiểu tín hiệu số và hỗ trợ định dạng DVI . ( Mặc dù một số màn hình LCD vẫn chấp nhận tín hiệu thông tin Tương tự VGA như cũ ) . Tín hiệu hình ảnh dạng Số vẫn có chất lượng tín hiệu hình cao hơn so với công nghệ Tương tự . Tuy nhiên công nghệ xử lí tín hiệu Tương tự cũng đã được cải tiến qua nhiều năm vì thế sự khác nhau về chất lượng là rất nhỏ .
Chi tiết kỹ thuật của DVI dựa trên TMDS (Transition Minimized Differential Signaling ) của Silicon Image và cung cấp giao diện Số tốc độ cao . Bộ phận phát trên Card màn hình gửi thông tin số tới bộ phận thu trong Monitor . TMDS lấy tín hiệu từ Card màn hình , được xác định bằng độ phân giải và tần số Mành ( Refresh Rate ) mà Monitor sử dụng , và gửi tín hiệu lên băng thông được để truyền dữ liệu từ máy tính tới màn hình .
Cable DVI có thể là Cable Single-Link ( một đường liên kết ) mà dùng một bộ phát TMDS hoặc Dual-Link ( hai đường liên kết ) với 02 bộ phận phát . Cable DVI Single-Link và kết nối hỗ trợ hình ảnh có độ phân giải 1920 x 1080 , và Cable kết nối Dual-Link hỗ trợ tới hình ảnh có độ phân giải 2048 x 1536 .
Có 02 kiểu kết nối DVI chính
- DVI-D ( DVI- Digital ) chỉ dùng định dạng Số . Nó yêu cầu Card màn hình hỗ trợ đầu nối DVI-D và Monitor phải có đầu vào DVI-D . Đầu nối này gồm 24 chân chứa 03 hàng với 8 chân cắm hỗ trợ cho Dual-Link . Để hỗ trợ Single-Link đầu nối chỉ cần 18 chân .
- DVI-I ( DVI-Integrated ) hỗ trợ cả truyền tín hiệu Tương tự và Tín hiệu Số . Nó cho phép người dùng lựa chọn đầu nối Monitor chấp nhận cả tín hiệu Số với Tương tự . Đầu nối này hỗ trợ cả kiểu DVI-D , nó có thêm 04 chân cắm để mang tín hiệu Tương tự
Nếu bạn mua Monitor chỉ có kết nối DVI thì bạn phải có Card màn hình hỗ trợ DVI-D hoặc DVI-I . Nếu bạn có Card màn hình chỉ hỗ trợ kết nối VGA thì cần có màn hình hỗ trợ định dạng Tương tự .
Độ sâu của màu .
Đó là kiểu đồ hoạ đặc biệt được dùng trong Video số , Video Game và những hình ảnh động để tạo ta những hiệu ứng nào đó . Bản chất của nó chính là 24-bit dùng cho màu sắc và 08-bit khác được dùng theo lớp riêng biệt để cho những mức mô tả độ trong suốt của những vật thể hoặc những hình ảnh . Hầu hết những màn hình hiện nay có thể điều khiển tới 24-bit màu khi dùng với chuẩn VGA .
Sự kết hợp của những kiểu hiển thị được Card màn hình hỗ trợ và khả năng màu sắc của Monitor được xác định có bao nhiêu màu được thể hiện . Ví dụ với màn hình có kiểu SVGA ( Super VGA ) có thể hiển thị tới 16.777.216 ( thông thường gần 16.8 triệu màu ) có nghĩa là nó có thể xử lí độ dài 24-bit màu cho mỗi Pixel . Số của Bit được dùng để mô tả mỗi Pixel gọi là độ sâu của Bit ( Bit Depth ) .
Với độ sâu của Bit là 24-bit trong đó 8-bit được dành riêng để kết hợp thêm với một trong ba màu cơ bản : Đỏ , Xanh lục , Xanh lam . Độ sâu của Bit này cũng còn được gọi là True Color bởi vì nó có thể tạo ra 10 triệu màu mà mắt người có thể nhận thấy được , trong khi hiển thị với 16-bit chỉ có khả năng tạo được 65.536 màu . Hiển thị từ 16-bit màu tới 24-bit màu bời vì việc tăng thêm 8-bit làm cho những nhà phát triển và những người lập trình trở nên dễ dàng hơn .
Như vậy để hiểu một cách đơn giản , độ sâu Bit màu cho biết số Bit được dùng để mô tả màu trong mỗi Pixel . Độ sâu của Bit xác định số màu mà có thể hiển thị tại một thời điểm . Chúng ta hãy nhìn bảng bên dưới để thấy Số màu được tạo ra khác với độ sâu của Bit
Bit-Depth
|
Số của màu
|
1
|
2
(monochrome) |
2
|
4
(CGA) |
4
|
16
(EGA) |
8
|
256
(VGA)
|
16
|
65,536
(High Color, XGA) |
24
|
16,777,216
(True Color, SVGA) |
32
|
16,777,216
(True Color + Alpha Channel) |
Một điều các bạn nên lưu ý với 32-bit
Để tạo ra một Pixel màu sắc , những màn hình LCD dùng tới 03 Pixel nhỏ hơn với những bộ lọc màu Đỏ , Xanh lục và Xanh lam . Được điều khiển chính xác và những giá trị điện áp khác nhau mỗi Pixel nhỏ có thể tới hơn 256 mức . Đó là kết hợp của những Pixle nhỏ và với bảng màu 16.8 triệu màu ( 256 mức Đỏ x 256 mức Xanh lục x 256 mức Xanh lam = 16.8 triệu )