.

Bộ nhớ RAM hệ thống ngăn cản máy tính đạt được hiệu suất khả năng tinh toán cao nhất . Bởi vì bộ vi xử lí ( CPU ) nhanh hơn RAM và thường phải chờ để RAM cung cấp dữ liệu .
Giới thiệu
Bộ nhớ RAM hệ thống ngăn cản máy tính đạt được hiệu suất khả năng tinh toán cao nhất . Bởi vì bộ vi xử lí ( CPU ) nhanh hơn RAM  và thường phải chờ để RAM cung cấp dữ liệu . Trong thời gian chờ đợi này CPU ở trạng thái nghỉ , không làm gì cả ( tất nhiên điều đó không thực sự là đúng tuyệt đối , nhưng sẽ giải thích sau ) . Trong một máy tính hoàn hảo bộ nhớ RAM có tốc độ nhanh bằng với tốc độ CPU .
Trước khi giải thích Dual-Channel là gì , chúng ta đầu tiên sẽ xem xét bộ nhớ RAM được nối một cách thông thường với hệ thống như thế nào .
RAM được nối tới Bộ phận điều khiển bộ nhớ qua một loạt dây dẫn . Những dây dẫn này được chia thành ba nhóm : Dữ liệu , Địa chỉ và Điều khiển .
Những dây dẫn từ Bus Địa chỉ nói cho những thanh nhớ vị trí chính xác dữ liệu được lấy ra hoặc lưu trữ vào .
Có một dây dẫn quan trọng trong Bus Điều khiển là Tín hiệu đồng hồ xung nhịp ( Clock ) bộ nhớ . Chúng sửa máy tính tại nhà tóm tắt việc này trong Hình 1 , dựa trên hệ thống của Intel .  Trong những CPU của AMD , Bộ phận điều khiển bộ nhớ nằm bên trong CPU như vậy Bus bộ nhớ nối trực tiếp từ CPU mà không qua Chipset trung gian ( đó cũng chính là ưu điểm lớn trong hệ thống của AMD ) .
Hình 1 : Bộ nhớ được truy cập như thế nào
Với Tốc độ của bộ nhớ , nếu Bộ phận điều khiển bộ nhớ chỉ có thể tạo ra Tốc độ , ví dụ 667MHz ( 333 MHz x 2 ) thì khi bạn cắm những thanh nhớ DDR2-800 thì chúng sẽ chỉ làm việc được với tốc độ 667MHz trong hệ thống này . Đó là điều hạn chế của Bộ phận điều khiển bộ nhớ của bạn . Thông thường kiểu hạn chế này chỉ có trong hệ thống của Intel . Những CPU của AMd có thể nhận biết được bộ nhớ DDR2-800 ( Socket AM2 ) hoặc lên tới 1066MHz ( Socket AM2+ , Phenom ) .
Ví dụ : những Chipset Intel P35 và G35 chỉ có thể truy cập tới 8GB RAM ( 2GB cho mỗi khe cắm ) .
Ví dụ : nhà sản xuất chế tạo Motherboard dựa vào Chipset Intel G33 nhưng lại chỉ có hai khe cắm RAM , nên hệ thống này chỉ có thể cắm được dung lượng lớn nhất lên tới 4GB ( 2GB / khe ) , thậm trí cả khi Chipset có khả năng truy cập tới 8GB .
Dual-Channel là gì ? 
Tốc độ truyền dữ liệu của bộ nhớ = Tốc độ DDR x  ( Số Bit được truyền / giây ) / 8
Do đó theo công thức trên bạn nhân tốc độ Xung nhịp đồng hồ thực với hai để bằng Tốc độ DDR.
Nếu chúng ta cho phép sử dụng kỹ thuật Dual-Channel với thanh nhớ DDR2-800 , thì tốc độ truyền dữ liệu lí thuyết lớn nhất sẽ là gấp đôi sẽ từ 6400 MB/s thành 12800MB/s ( 800 MHz x 128 / 8 ) vì khi đó một xung nhịp đồng hồ truyền được 128-bit thay vì 64-bit với cấu hình Single-Channel thông thường .
Trong Hình 2 sửa máy tính minh hoạ hệ thống RAM Single-Channel thong thường có Bus bộ nhớ dữ liệu 64-bit có nghĩa là có 64 dây dẫn nối từ Bộ phận điều khiển bộ nhớ tới những khe cắm RAM . Những dây dẫn Dữ liệu có đánh số từ D0 tới D63 . Bus dữ liệu của bộ nhớ được dùng chung trên tất cả khe cắm của bộ nhớ . Những Bus Địa chỉ và Bus Điều khiển sẽ tương ứng với khe cắm bộ nhớ phù hợp mà tại đó có chứa địa chỉ tương ứng để Đọc / Ghi bộ nhớ .
 
Hình 2 : Hệ thống Single- Channel
Nói một cách khác Dual-channel truy cập hai thanh nhớ song song với nhau , cùng một lúc .
Hình 3 : Hệ thống Dual-Channel
Để cho phép Dual-channel hoạt động bạn cần phải có
Khả năng tương thích của Chipset và Motherboard ( đối với CPU Intel ) hoặc CPU tương thích ( với hệ thống của AMD ) .
  • Những bộ vi xử lí AMD dựa trên Socket 939 , 940 , AM2 , AM2+ và F ( 1207 ) tương thích với công nghệ Dual-Channel , những CPU dùng Socket 462 sử dụng Chipset nForce 2 cũng hỗ trợ Dual-Channel .
    Nếu bạn chỉ có một thanh nhớ thì không thể dùng được với cấu hình Dual-Channel . Do đó nếu bạn muốn PC làm việc với 2GB RAM thì cách tốt nhất để tăng hiệu suất của hệ thống là dùng 02 thanh nhớ 1GB theo cấu hình Dual-Channel hơn là dùng một thanh nhớ 2GB .
    Nếu Motherboard của bạn có 04 khe cắm RAM thì bạn phải xem kĩ cách cắm RAM theo cấu hình Dual-Channel như thế nào vì không thể cứ cắm 02 thanh nhớ vào hai khe bất kì cũng có thể chạy được với cấu hình Dual-Channel .
    Những Motherboard cho nên tảng Intel
    Để cài đặt cấu hình Dual-Channel trở nên dễ dàng , hầu hết những nhà sản xuất dùng cùng màu sắc cho Socket 1 và 3 và màu sắc khác cho Socket 2 và 4 như trong Hình 4 .
    Hình 4 : Socket bộ nhớ trên những Motherboard thông thường
     
    Hình 5 : Những thanh nhớ được cắm đúng theo cấu hình Dual-Channel ( có Socket trống ở giữa )
    Hình 6 : MSI dùng sơ đồ màu kiểu khác
    Nếu bạn cắm thanh nhớ với Socket 1 và 2 hoặc 3 và 4 , như vậy những thanh nhớ được cắm trên cùng một kênh vì thế Bộ phận điều khiển bộ nhớ chỉ nhìn thấy những thiết bị 64-bit và vì thế mà không thể làm việc được với theo cấu hình Dual-Channel .
    Những Motherboard cho nền tảng của AMD
    Tất cả những nhà sản xuất đều dùng cùng màu sắc để phân biệt những kênh khác nhau . Nói một cách khác chỉ việc lắp đặt những thanh nhớ trên những Socket cùng màu .
  • Hình 7 : Sắp xếp khe nhớ trên Motherboard Socket 939
  • Hình 8 : Những thanh nhớ được cắm đúng với cấu hình Dual-Channel
    Sau khi cài đặt những thanh nhớ , bước cuối cùng là kiểm tra xem hệ thống đã sẵn sàng làm việc với chế độ Dual-Channel chưa .
     
    Hình 9 : Dual-Channel đã hoạt động khi thấy  dòng “ at Dual Channel “
     
    Hình 10 : PC đang hoạt động với Mode Dual-Channel
Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43