Core i7 là bộ vi xử lí đầu tiên của Intel tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ mà đã được AMD sử dụng cách làm này từ những bộ vi xử lí Athlon 64
1. Core i7
Core i7 là bộ vi xử lí đầu tiên của Intel tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ mà đã được AMD sử dụng cách làm này từ những bộ vi xử lí Athlon 64 . Nó dựa trên cấu trúc Core , nhưng những bộ vi xử lí Core 2 Duo và Core 2 Quad , nhưng với một số cải tiến để nâng cao hiệu suất làm việc và có cấu trúc với tên gọi là Nehalem .
Core i7
Họ CPU này có 04 Socket khác nhau : LGA 1366 ( có cấu trúc bộ nhớ 3-kênh và Bus QPI ) , LGA ( cấu trúc bộ nhớ 2-kênh , tích hợp mạch điều khiển PCIe 2.0 và Bus DMI ) , PGA988 ( cho Laptop có những tính năng kỹ thuật cơ bản như LGA1156 ) và BGA1288 ( cho Laptop có những tính năng kỹ thuật cơ bản như LGA1156 ) .
Những bộ vi xử lí trước kia dùng mạch điều khiển bộ nhớ ngoài được thiết kế bên trong Chip NorthBridge ( hay còn được gọi MCH , Memory Controller Hub ) . Điều đó có nghĩa là những CPU dùng cấu trúc này thì Chipset chính là phần cấu hình kiểu và dung lượng bộ nhớ trong hệ thống . Từ bộ vi xử lí Core i7 , mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp trong CPU , thì chính CPU chứ không phải Chipset quyết định dùng loại bộ nhớ nào và dung lượng tối đa là bao nhiều trong hệ thống . Tuy nhiên Motherboard cũng có thể là hạn chế tổng số bộ nhớ mà có thể cài đặt .
Cấu trúc dùng với những bộ vi xử lí trước kia
Mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp trong Core i7 chỉ làm việc với bộ nhớ DDR3 , điện áp cung cấp cho bộ nhớ cao nhất là 1.6V , nếu những thanh nhớ nào làm việc mà yêu cầu điện áp cao hơn sẽ không làm việc và thậm chí là đánh hỏng CPU .
Cấu trúc bộ vi xử lí tích hợp mạch đồ họa bộ nhớ
Những bộ vi xử lí dùng Socket LGA 1366 hỗ trợ cấu trúc 3-kênh mới với những thanh nhớ DDR3-800 và DDR3-1066 .
Những CPU dùng Socket 1156 , 988 và 1288 hỗ trợ bộ nhớ theo cấu trúc 2-kênh với những bộ nhớ DDR3-800 , DDR3-1066 và DDR3-1333 .
Hiện tại cấu trúc 3-kênh mới chỉ có trong những Model Socket 1366 , cho phép CPU truy cập tới 3 thành nhớ cùng một lúc để Đọc hoặc Lưu trữ dữ liệu , có nghĩa là mỗi chu kì đồng hồ có thể truy cập tới 192-bit so với 128-bit của cấu trúc bộ nhớ 2-kênh . Theo lí thuyết cấu trúc 3-kênh có băng thông tăng 50% so với cấu trúc 2-kênh khi chạy cùng tốc độ xung nhịp .
Ví dụ bộ nhớ DDR3-1066 làm việc với chế độ 2-kênh có tốc độ truyền dữ liệu cao nhất là 17GB/s nhưng với cấu hình 3-kênh cho phép tốc độ lí thuyết lên tới 25.5GB/s .
Những bộ vi xử lí Core i7 dựa trên Socket 1366 trao đổi với hệ thống thông qua Bus QPI ( Quickpath Interconnect ) mới . Bus này làm việc với tốc độ 2.4GHz ( 4.8GB/s ) trong Core i7 và 3.2 Ghz ( 6.4 GB/s ) trong Core i7 Extreme .
QPI cung cấp những đường dữ liệu Vào / Ra riêng biệt
Trong những bộ vi xử lí dùng Socket 1156 , 1288 và 988 , còn tích hợp mạch điều khiển PCIe 2.0 , do đó Card màn hình dùng với những hệ thống này được nối trực tiếp tới CPU và theo lí thuyết cải thiện được băng thông . Những CPU trên có thể truy cập tới một Card màn hình với tốc độ truyền dữ liệu x16 hoặc hai Card màn hình với tốc độ x8 cho mỗi Card .
Nguyên do tích hợp mạch điều khiển PCIe 2.0 nên Intel quyết định dùng Bus có tốc độ thấp hơn với tên gọi DMI ( Digital Media Interface ) bên trong CPU trên để nối tới Chipset với tốc độ 2GB/s . Bus này đã được Intel dùng để nối Chip NorthBridge và Chip SouthBridge trong những Chipset trước kia .
DMI : Bus riêng biệt nối NorthBridge và SouthBridge
Băng thông thấp hơn không phải là vấn đề vì nguyên nhân QPI là Bus có băng thông cao được dùng để nối CPU tới mạch điều khiển PCIe có trong Chip NorthBridge nhưng với những CPU dùng socket 1156 , 1288 và 988 bộ phận này lại nằm bên trong CPU nên Bus ngoài không cần thiết có băng thông cao .
Nhưng những bộ vi xử lí của AMD , cấu trúc Core i7 có tốc độ cơ bản và từ tốc độ này sẽ phân phối cho những tốc độ của các thành phần khác . Tốc độ cơ bản là 133 MHz cho tất cả những Model .
Core i7 có công nghệ với tên gọi Turbo Boost , tính năng tự động chạy Overclock . Khi CPU “ cảnm giác” cần nhiều sức mạnh để xử lí công việc nó sẽ tăng tốc độ bên trong cao hơn so với tốc độ ghi trên vỏ .
Một đặc tính kỹ thuật khác cần quan tâm đó chính là công nghệ Hyper-Threading , không có gì mới , đó là việc mô phỏng hai lõi Logic trong mỗi lõi vật lí . Do đó những Model Core i7 có 04-lõi vật lí những hệ điều hành lại nhận ra thành 8-lõi ảo ( Thread ) , có nghĩa là 8 bộ vi xử lí .
Core i7 Extreme mạnh nhất và cũng đắt nhất có sự khác biệt cơ bản với Core i7 thông thường đó là không khóa tỉ lệ nhân tần , không khóa những cấu hình Turbo Boost , và những tốc độ xung nhịp cao hơn ( chỉ với những Model Socket 1366 ) .
Những đặc điểm kỹ thuật chính của họ Core i7 là
- Vi cấu trúc Nehalem
- 64 KB L1 Cache (32 KB dữ liệu + 32 KB lệnh) / mỗi lõi
- 256 KB L2 Cache / mỗi lõi
- Bộ nhớ Cache L3 dùng chung 4 MB, 6 MB, 8 MB, hoặc 12 MB
- Công nghệ Dual-core, Quad-core, và Six-Core
- Hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading (HT)
- Socket 1366 / 1156 cho những Model máy để bàn , Socket 988 / 1288 cho Laptop
- Bus QPI tốc độ 2.4 GHz (4.8 GB/s) hoặc 3.2 GHz (6.4 GB/s) cho những Model LGA1366
- Bus DMI (2 GB/s) với kiểu CPU Socket 1156, 1288, và 988
- Tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ hỗ trợ 2-kênh (Socket 1156, 988, và 1288) hoặc 3-kênh (Socket 1366)
- Hỗ trợ bộ nhớ DDR3 lên tới 1,066 MHz (socket 1366) hoặc lên tới 1,333 MHz (socket 1156, 988, và 1288)
- Tích hợp mạch điều khiển PCI Express 2.0 trong những CPU dùng Socket 1156, 988, và 1288
- Tích hợp đồ họa trong một số Model cho máy xách tay
- Công nghệ Turbo Boost
- Công nghệ ảo hóa ( Virtualization technology )
- Công nghệ Intel EM64T
- Hỗ trợ tập lệnh SSE4.2
- Hỗ trợ tập lệnh AES-NIS ( chỉ với những Model 32-nm )
- Công nghệ Execute Disable Technology
- Công nghệ Enhanced SpeedStep Technology
- Công nghệ sản xuất 32nm hoặc 45nm
2. Core i5
Core i5 là dòng loại CPU thứ hai sau Core i7 , thứ ba là Core i3 , của Intel có mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp .
Những thành viên trong gia đình Core i5 có 03 kiểu Socket khác nhau : LGA 1156 có máy để bàn và PGA988 / BGA1288 cho máy xách tay . Cũng tương tự như Core i7 , Core i5 cũng có mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp , nên chính CPU chứ không phải Chipset quyết định dùng loại bộ nhớ nào và dung lượng tối đa là bao nhiều trong hệ thống .
Core i5
Mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp trong Core i5 chỉ làm việc với bộ nhớ DDR3 , điện áp cung cấp cho bộ nhớ cao nhất là 1.6V , nếu những thanh nhớ nào làm việc mà yêu cầu điện áp cao hơn sẽ không làm việc và thậm chí là đánh hỏng CPU . Mạch điều khiển này hỗ trợ cấu trúc 2-kênh với bộ nhớ DDR3-1066 và DDR3-1333 cho những Model dùng cho máy để bàn và DD3-800 và DDR3-1066 cho máy xách tay .
Những bộ vi xử lí Core i5 cũng tích hợp mạch điều khiển PCIe 2.0 do đó Card màn hình dùng với những hệ thống này được nối trực tiếp tới CPU và theo lí thuyết cải thiện được băng thông . Những CPU trên có thể truy cập tới một Card màn hình với tốc độ truyền dữ liệu x16 , trong những Model không tích hợp đồ họa , hoặc hai Card màn hình với tốc độ x8 cho mỗi Card .
Nguyên do tích hợp mạch điều khiển PCIe 2.0 nên Intel quyết định dùng Bus có tốc độ thấp hơn với tên gọi DMI ( Digital Media Interface ) bên trong Core i5 để nối tới Chipset với tốc độ 2GB/s . Bus này đã được Intel dùng để nối Chip NorthBridge và Chip SouthBridge trong những Chipset trước kia .
Những Model được chế tạo bằng công nghệ 32nm ( 6xx cho máy để bàn và tất cả những Model Mobile ) đều tích hợp mạch điều khiển đồ họa . Điều đó có nghĩa là Video tích hợp “on-board” trước kia đã nằm trong CPU thay vì Chipset trên Motherboard trước kia .
Core i5 cũng có tốc độ cơ bản và từ tốc độ này sẽ phân phối cho những tốc độ của các thành phần khác . Tốc độ cơ bản là 133 MHz cho tất cả những Model .
Core i5 cũng trang bị công nghệ Turbo Boost .
Những Model 2-lõi của Core i5 hỗ trợ thêm công nghệ Hyper-Threading có nghĩa là hệ điều hành sẽ nhận biết thành 04 CPU .
Những tính năng kỹ thuật chính của Core i5 bao gồm
- Vi cấu trúc Nehalem
- 64 KB L1 Cache (32 KB dữ liệu + 32 KB lệnh) / mỗi lõi
- 256 KB L2 Cache / mỗi lõi
- Bộ nhớ Cache L3 dùng chung 3 MB, 4 MB, hoặc 8 MB
- Công nghệ Dual-core, Quad-core
- Hỗ trợ công nghệ Hyper-Threading (HT) cho những Model chỉ có 2-lõi
- Socket 1156 cho những Model máy để bàn , Socket 988 / 1288 cho Laptop
- Bus DMI 2 GB/s
- Tích hợp mạch điều khiển bộ nhớ hỗ trợ 2-kênh
- Hỗ trợ bộ nhớ DDR3 lên tới 1,066 MHz (Mobile) hoặc lên tới 1,333 MHz (cho máy để bàn)
- Tích hợp mạch điều khiển PCI Express 2.0
- Tích hợp đồ họa trong một số Model cho máy xách tay chạy với tốc độ 500 Mhz , 733 MHz hoặc 900MHz
- Công nghệ Turbo Boost
- Công nghệ ảo hóa ( Virtualization technology )
- Công nghệ Intel EM64T
- Hỗ trợ tập lệnh SSE4.2
- Hỗ trợ tập lệnh AES-NIS ( chỉ với những Model 32-nm )
- Công nghệ Execute Disable Technology
- Công nghệ Enhanced SpeedStep Technology
- Công nghệ sản xuất 32nm hoặc 45nm