Tuy nhiên chúng có những điều khác biệt và chúng ta cần hiểu từng điều cơ bản .
Những điều cơ bản
Linux nói trên phương diện kỹ thuật chỉ là nhân ( Kernel ) Linux . Những hệ điều hành dựa trên nhân Linux đã có thêm nhiều phần mềm khác nữa . Đó là nguyên nhân tại sao Linux đôi khi còn được gọi là GNU/Linux . Trong thực tế nhiều phần mềm Linux cũng được dùng trong BSD .
Linux và những BSD cả hai đều là hệ điều hành tương tự như Unix nhưng có xuất phát điểm khác nhau . Linux được viết bởi Linus Torvalds khi anh này đang là sinh viên ở Phần Lan .
BSD được viết tắt từ “Berkeley Software Distribution,” ban đầu là những tập hợp sự thay đổi được Bell Unix tạo ra tại trường Đại học California , Berkeley . Nó đã phát triển thành hệ điều hành hoàn chỉnh và bây giờ có nhiều bản BSD khác nhau .
Nhân và hệ điều hành hoàn chỉnh
Chính thức Linux chỉ là nhân . Các nhà phát triển hệ điều hành dựa trên nhân Linux đã mang nhiều phần mềm để kết hợp lại với nhau để tạo thành hệ điều hành Linux hoàn chỉnh như Ubuntu , Mint , Debian , Fedora , Red Hat hoặc Arch .
Ngược lại với BSD bao gồm cả nhân và hệ điều hành . Ví dụ FreeBSD cung cấp cả nhân FreeBSD và hệ điều hành FreeBSD . Nó tồn tại như là một dự án duy nhất . Nói một cách khác nếu như muốn cài đặt FreeBSD , bạn chỉ cần cài FreeBSD . Nếu muốn cài đặt Linux bạn sẽ cần phải lựa chọn rất nhiều phiên bản hệ điều hành dựa trên Linux khác nhau .
BSD bao gồm hệ thống cổng ( Port ) , cung cấp cách để cài đặt những gói phần mềm . Những hệ thống cổng bao gồm phần mềm ở dạng nguồn , do đó máy tính của bạn phải biên dịch chúng trước khi chạy . Tuy nhiên những gói phần mềm cũng có thể được cài đặt ở dạng mã nhị phân dịch trước do đó hệ thống của bạn không mất thời gian biên dịch lại .
Giấy phép
Giấy phép chính là sự khác biệt đáng kể . Linux dùng giấy phép GNU GPL (General Public License) . Nếu bạn thay đổi nhân của Linux và phân phối nó , bạn sẽ phải phát hành mã nguồn những sự thay đổi của mình .
BSD dùng giấy phép BSD . Nếu thay đổi nhân BSD hoặc phân phối nó , bạn không phải phát hành tất cả mã nguồn nhưng nếu muốn bạn có thể làm nhưng không bị bắt buộc .
Cả Linux và BSD đều là nguồn mở nhưng theo những cách khác nhau . Đôi khi mọi người tranh luận với nhau về giấy phép “tự do hơn” . GPL hỗ trợ người dùng bằng cách bảo đảm họ có thể có mã nguồn phần mềm GPL nhưng bắt những nhà phát triển phải phát hành mã nguồn của mình .
Giấy phép của BSD không bắt buộc phải cung cấp mã nguồn cho phép những nhà phát triển tự do làm những gì mình muốn thậm chí họ có thể chuyển thành những dự án mã nguồn đóng .
Những BSD
Thường có 3 hệ điều hành BSD chính bao gồm :
- FreeBSD: Nó là BSD thông dụng nhất mục đích cho những công việc đòi hỏi hiệu suất cao và dễ sử dụng . Nó làm việc tốt trong những bộ vi xử lí 32-bit và 64-bit chuẩn của Intel và AMD .
- NetBSD: Được thiết kế để chạy được hầu hết mọi thứ và hỗ trợ nhiều cấu trúc .
- OpenBSD: Được thiết kế cho chế độ an ninh lớn nhất hay được sử dụng trong những hệ thống ngân hàng và các tổ chức quan trọng .
Cũng có hai hệ điều hành BSD có thể đáng quan tâm như :
- DragonFly BSD: Được tạo ra để cung cấp cho hệ điều hành chạy tốt trong môi trường đa luồng – ví dụ trong những nhóm của hệ thống nhiều máy tính .
- Darwin / Mac OS X: Mac OS X thực chất dựa trên hệ điều hành Darwin , dựa trên BSD . Nó hơi khác so với những BSD khác . Trong khi nhân mức thấp và phần mềm khác là mã BSD nguồn mở , thì hầu hết những phần còn lại của hệ điều hành lại là mã Mac OX nguồn đóng . Apple xây dựng Mac OS X và iOS phía trên BSD do đó họ không phải viết hệ điều hành mức thấp , tương tự như Google xây dựng Android phía trên Linux .
Tại sao bạn không chọn BSD hơn Linux ?
Linux đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn BSD . Linux thường nhận được hỗ trợ những phần cứng mới trước cả FreeBSD .
Những BSD phải cần có những gói phần mềm tương thích do đó những gói này lại có thể thực hiện như mã nhị phân của Linux và hầu hết phần mềm làm việc tương tự nhau .
Nếu bạn đã dùng Linux thì FreeBSD không cảm thấy có sự khác biệt . Cài đặt FreeBSD làm hệ điều hành sẽ vẫn phải dùng những môi trường cùng kiểu GNOME , KED hoặc Xfce như bạn đã dùng trong Linux cùng với hầu hết những phần mềm tương tự .
Có một điểm đang lưu tâm đó là FreeBSD không tự động cài đặt môi trường giao diện đồ họa vì thế bạn cần phải làm nhiều việc hơn so với Linux . FreeBSD có thể thích hợp hơn trong một số hệ điều hành máy chủ vì tính ổn định và tin cậy .
Nếu là người dùng PC thông thường , bạn thực sự không cần quan tâm tới BSD . Bạn có thể sẽ thích Linux hơn vì được hỗ trợ phần cứng , dễ cài đặt hơn cùng với những tính năng tiên tiến hơn . Nếu bạn dùng máy chủ và hệ thống tích hợp có thể sẽ cần quan tâm tới FreeBSD hơn .