Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tính năng QuickSync video của Intel.

 

QuickSync là một tính năng giúp cho việc render tập tin video trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều. Intel đã đưa ra phương pháp tận dụng nhân đồ họa bên trong các dòng chip Ivy Bridge để thực hiện công việc transcode hình ảnh và âm thanh thay cho CPU (hoặc GPU rời) như thường thấy. Thực nghiệm đã chứng minh hiệu quả của cách làm này là cực tốt, thời gian convert phim của người dùng bình thường đã giảm đi một cách đáng kể nếu họ sử dụng chức năng này.

 

Để có thể sử dụng tính năng QuickSync video, trước hết bạn cần có một bộ mainboard và bộ vy xử lý thích hợp (main có chipset H67, Z68…, CPU core i3, i5, i7 dòng Ivy Bridge có nhân đồ hoạ tích hợp bên trong). Tiếp đó là phần mềm convert (transcode) video thích hợp có hỗ trợ công nghệ trên. Khi đã đáp ứng đủ yêu cầu, tất cả những gì bạn cần làm là khởi động chương trình, nhập tập tin (import file) và tinh chỉnh ở tuỳ chọn “Hardware Acceleration” sau đó thì ngồi chờ một chút rồi tận hưởng thành quả.

 

So với cách transcode sử dụng CPU, sản phẩm từ QuickSync rõ ràng ăn đứt cả về chất lượng lẫn thời gian thực hiện. Nhưng nếu so với đồ hoạ rời tầm trung từ các đối thủ sừng sỏ là AMD và Nvidia thì sao?

 

Trước đây khi công nghệ QuickSync chưa xuất hiện, các hệ thống tầm trung sử dụng đồ họa tích hợp của Intel chỉ có thể transcode với duy nhất sức mạnh của CPU mà thôi. Phương thức cũ này vừa tạo cảm giác nặng nề (do chip phải chạy fullload khiến các ứng dụng khác bị trễ) vừa mất thời gian mà hình ảnh cho ra đôi khi không được như ý. Đó chính là điểm yếu mà những chiếc card đồ họa tầm trung khai thác để kiếm lời, các công nghệ CUDA hay Stream/APP của Nvidia và AMD xử lý vấn đề trên một cách ổn thoả với giá tiền bỏ ra là 50 – 70 USD.

 

QuickSync ra đời thực sự là một đòn giáng mạnh vào các giải pháp đồ họa tầm trung của Nvidia cũng như AMD khi giảm đáng kể thời gian và đảm bảo chất lượng hình ảnh tối đa – loại bỏ tất cả các điểm yếu khi transcode với hệ thống không có đồ hoạ rời. Rõ ràng khách hàng sẽ không bao giờ bỏ thêm tiền để rước về một chiếc VGA không hề mạnh hơn GPU tích hợp, vừa tốn kém, phí điện lại không được thu được bất kỳ lợi ích gì hơn.

 

Đến đây bạn sẽ nghĩ Intel tung ra “vũ khí bí mật” để “hạ sát” dòng VGA tầm trung của các đối thủ. Tuy nhiên ai cũng biết rằng mảng đó vốn đã dừng phát triển từ lâu và đã co hẹp còn rất nhỏ, và đối với cả Nvidia lẫn AMD thì lợi nhuận từ các dòng card đồ hoạ đời thấp đem lại không đáng mấy, bỏ hẳn đi cũng không phải là vấn đề gì to tát. Vậy tại sao Intel lại phải phí công “kết liễu” dòng sản phẩm vốn đã “ngắc ngoải” từ lâu?

 

Hãy cùng nhìn vào tình hình hiện nay của Intel trước các đối thủ AMD, Nvidia:

 

Về mảng chính là bộ vi xử lý, phe xanh dương Intel hiện vẫn đang áp đảo phe xanh lá AMD. Từ khi dòng chip core i3, i5, i7 ra mắt, những cải tiến tiếp theo của thế hệ chip Athlon II hay Phenom II đều tỏ ra đuối sức và không còn bắt kịp đối thủ. Trong khi Intel ngày càng tiến tới mạnh mẽ thì AMD vẫn còn đang loay hoay chưa tìm ra cách để thực hiện một bước nhảy mang tính đột phá như trong quá khứ họ đã từng làm được với AMD64.

 

Về mảng đồ họa, tuy đã có nhiều bước tiến nhưng thực sự thì Intel vẫn còn quá đuối so với Nvidia hay AMD. GPU tích hợp mới nhất trên hệ thống Ivy Bridge có hiệu năng game nói riêng và đồ hoạ nói chung thực sự không bằng một góc của các VGA “hơi hơi” cao cấp của đối thủ.

 

Như vậy có thể thấy rằng Intel vẫn đang “bá đạo” ở mảng bộ vi xử lý – vốn được coi là sân nhà của họ và đuối ở sân khách là mảng đồ hoạ. Việc tăng cường khả năng đồ hoạ với QuickSync đúng là một giải pháp đúng đắn.Tuy nhiên, lý do này chưa đủ thuyết phục để kết luận QuickSync là “vũ khí bí mật” có sức ảnh hưởng ghê gớm cả.

 

Để trả lời câu hỏi: tại sao QuickSync lại là vũ khí bí mật của Intel, chúng ta hãy cùng rời khỏi sân chơi máy tính cả nhân và chuyển sang mảng di động. Tại mảnh đất màu mỡ này có ông lớn ARM đang ngày đêm cày cuốc và ăn đủ “một mình một cửa” không ai có khả năng cạnh tranh với họ, ngay cả đại gia Intel cũng “không đủ tuổi” khi tính đến lượng chip của các thiết bị di động đang tồn tại trên thị trường. Điểm yếu của họ chính là khả năng tiết kiệm năng lượng của bộ vi xử lý.

 

Rõ ràng QuickSync là một tính năng của máy tính, tại sao lại lôi mảng di động vào đây?

 

Tôi xin được trả lời: đó là do con mắt hau háu của Intel khi nhìn sang mỏ vàng đang phát triển mạnh mẽ này.

 

Intel thực sự rất muốn nhảy sang mảng di động nhưng lại không thể cứ thế mà chuyển sang được. Họ vẫn chưa có gì đảm bảo để chiến thắng ARM cả, trong khi cái mà họ đang nắm chắc trong tay, thu lợi nhiều nhất là mảng máy tính nhìn thì có vẻ ổn nhưng thực tế lại không ổn cho lắm. Nếu như dồn tất cả sang mảng di động mà không thành công, quay lại mảng máy tính lại gặp cơn biến động do AMD đột nhiên bùng nổ thì Intel sẽ mất cả chì lẫn chài.

 

Như vậy để có thể an tâm chinh chiến, Intel sẽ phải tìm cách trù dập AMD nhằm ổn định hậu phương. Và QuickSync chính là công cụ để làm điều đó. Tính năng này làm cho chỗ đứng của đồ hoạ tích hợp từ Intel trở nên vững chắc hơn bao giờ hết, xoá nhoà định kiến tồn tại bấy lâu nay là sản phẩm tương tự đến từ AMD bao giờ cũng mạnh hơn.

 

Hiện tại Intel đã có cả bộ vi xử lý lẫn đồ hoạ tích hợp vượt lên trên AMD, tình hình đang trở nên thuận lợi để họ có thể thực hiện những kế hoạch chinh chiến mới. Tất nhiên trước đó thì QuickSync vẫn cần được đầu tư để hoàn thiện hơn: tất cả các phần mềm đều hỗ trợ tính năng này, nó phải được tự động kích hoạt thay vì là tuỳ chỉnh của người dùng như hiện nay.

 

Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43