Lời giới thiệu – bài này được đăng lại trên trang cũ từ tháng 12/2007 và được giới thiệu lại như là một nền tảng đã qua
Ngành công nghiệp máy tính là một thế giới nực cười, nơi mà một công ty có thể trụ vững trên đỉnh vinh quang trong suốt vài năm, để rồi sau đó lung lay và trở lại vạch xuất phát chỉ trong vài tháng. Theo một nghĩa nào đó, thì đây chính là điều đã xảy ra với AMD và ATI. Khi còn tách riêng, hai công ty này đều là những ông vua trong lĩnh vực của mình. Trong khi NVIDIA đang phải vật lộn với GeForce 5 thì ATI toả sáng với chipset Radeon 9×00. Còn khi AMD đang chiếm được cảm tình của đông đảo người dùng bằng Athlon 64, thì Intel vất vả lắm mới có được cùng tỉ lệ tốc độ/giá cả như vậy với P4.
Giờ đây mọi việc đã thay đổi. NVIDIA và Intel đã có được những sản phẩm giá trị hơn nhiều so với AMD, đặc biệt là trong lĩnh vực CPU.
AMD đưa ra một nền tảng mới có mật danh Spider (con nhện). Nền tảng Spider này bao gồm một số GPU, CPU cùng một chipset mới toanh – lời đáp trả của AMD đối với những sản phẩm vừa ra lò của Intel và NVIDIA. Nhưng như vậy đã đủ chưa? Bài báo này sẽ trả lời cho bạn điều đó.
Nền tảng SPIDER !
Spider là mật danh của AMD dành cho bộ nền tảng CPU/Chipset/GPU mới của họ. Tuy vậy, đây không phải là một sản phẩm sẽ được AMD quảng cáo rộng rãi đến người dùng. Công ty này đã bật mí một số nhà sản xuất máy tính có thể sử dụng cái tên Spider trong quảng cáo của họ, nhưng đây là điều mà AMD không hề đẩy mạnh. Thì cũng có thể là điều đáng tiếc bởi hình ảnh con nhện mà họ sử dụng rất độc đáo.
Ý tưởng về chú nhện ở đây là: nền tảng Spider này có khả năng đem đến một bộ sản phẩm đảm bảo hoạt động tốt nhất cùng nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là từng thành phần riêng biệt sẽ chỉ làm việc với các sản phẩm khác của AMD. Thực ra, AMD muốn nói tới sự rộng mở, và chúng ta sẽ được chứng kiến bo mạch chủ của họ sử dụng chipset của những đối thủ cạnh tranh hỗ trợ CrossfireX, cũng như các bo mạch chủ nền tảng Intel ngày nay có hỗ trợ Crossfire.
Nền tảng Spider bao gồm 3 thành tố khác nhau:
Chipset
Chipset Series-7 mới là tiền đề cho toàn bộ nền tảng. Nó sẽ có 42 lane PCI-Express, hỗ trợ CrossfireX đa màn hình và cả phần mềm AMD Overdrive mới.
CPU
Chúng ta đã phải chờ đợi quá lâu, nhưng dù sao thì AMD cuối cùng cũng đã ra mắt CPU Phenom 4 nhân mới của họ. Những CPU này có thiết kế 4 nhân “đích thực”, cache L3 chia sẻ và HyperTransport 3.0.
GPU
AMD cũng tung ra hai loại GPU mới: HD3850 và HD3870. Các GPU này đã sẵn sàng choQuad-CrossfireX, hỗ trợ DirectX10.1 và có UVD trên chip.
Xét theo bề ngoài thì có vẻ như chú nhện này đã sẵn sàng cho một vài phát cắn chết người. Nhưng còn thực tế thì sao? Thành thật mà nói, nền tảng này có kết quả khá là lẫn lộn.
ĐIỂM DỪNG ĐẦU TIÊN – CHIPSET SERIES-7
Cho đến giờ thì chipset chưa phải là chủ đề được quan tâm nhiều như GPU hoặc CPU, nhưng chúng lại là nền tảng cho mọi thứ. Một chipset tồi có thể ảnh hưởng đến tốc độ của cả hệ thống. Hẳn bạn còn nhớ tốc độ USB rất kém của các chipset thời đầu do ATI sản xuất chứ?
Chipset Series-7 mới hẳn sẽ làm nhiều người hài lòng bởi nó đem lại cho người dùng một số tính năng độc đáo hữu ích.
CrossfireX
Chắc bạn cũng biết đếnCrossfire – khả năng sử dụng hai card cùng một lúc giúp tốc độ tăng lên (gần) gấp đôi. Với chipset Series-7 và GPU mới, giờ đây chúng ta đã có được CrossfireX. Bạn sẽ không cần phải chạy hai GPU cùng nhau nữa, thay vào đó bạn chỉ cần cài 1-4 HD3xxx GPU vào hệ thống. Tất nhiên điều này tuỳ thuộc vào loại bo mạch chủ bạn đang dùng. Các bo mạch chủ loại cao cấp sử dụng chipset 790FX sẽ có 4 khe cắm 4 16xPCI-E, còn các bo mạch chủ rẻ hơn sẽ có ít khe cắm hơn (790X có hai và 770 chỉ có một khe cắm 16xPCI-E). Do chipset Series-7 cũng có 42 lane 42 PCIe các khe cắm sẽ không còn thiếu lane nữa. Những công ty sản xuất bo mạch chủ sẽ có thể chọn bất kỳ cấu hình nào họ muốn.
Ngoài việc cho phép sử dụng tối đa 4 card trong cấu hình CrossfireX, AMD còn giúp bạn chạy nhiều màn hình với Crossfire. Cho đến thời điểm hiện tại, bạn chỉ có thể sử dụng một màn hình nếu dùng SLI/Crossfire nhưng giờ đây mọi chuyện đã thay đổi. Với chipset 790FX, bạn có thể lắp tới 8 màn hình. Theo sửa máy tính tại nhà, đây không phải là một lợi thế cho lắm đối với các game thủ, nhưng hãy thử tưởng tượng chơi những game như Supreme Commander với 2 màn hình và hai card 3970 xem. Tuyệt vời!
PCI-Express thế hệ thứ 2 và HyperTransport 3.0
Với các CPU và GPU CrossfireX 4 nhân mới, đồ hoạ cần nhiều băng thông hơn nữa. Điều này đã được giải quyết nhờ PCI-Express 2.0. Nó giúp tăng băng thông từ 8 GB/s (hai chiều) cho PCI-E 1.1 lên 16 GB/s cho PCI-E 2.0. Có thể bổ sung thêm HyperTransport 3.0 nếu bạn muốn có tốc độ lớn hơn nữa.
AMD Overdrive
Cuối cùng thì AMD cũng tìm ra một cách để thay đổi chipset/CPU trên nền tảng AMD. NVIDIA đã đưa ra nTune từ lâu và cũng lấy làm ngạc nhiên bởi đến giờ AMD mới làm được một việc tương tự.
Nói một cách ngắn gọn thì ứng dụng overdrive của AMD cho phép bạn thay đổi tất cả những loại thiết lập trong BIOS từ Windows. Nó có một “Novice Mode”, trong đó điều duy nhất bạn cần làm là kéo thanh trượt để tăng tốc độ và một “Advance Mode” để bạn thay đổi hàng tá những thiết lập khác (bao gồm cả xung nhịp của từng nhân trong Phenom).
Tất cả các thành phần bo mạch Tier-1 sẽ hỗ trợ ứng dụng này ngay lập tức, và có vẻ như các nhà sản xuất bo mạch khác cũng làm như vậy. Nếu có điểm gì khiến bạn phải phàn nàn về ứng dụng nTune thì đó là có quá ít bo mạch chủ hỗ trợ nó toàn diện.
Chúng sửa máy tính tại nhà đã có cơ hội kiểm tra phần mềm Overdrive bằng trình kiểm tra tiêu chuẩn và nó hoạt động rất tốt, đặc biệt là Advanced Mode, còn Novice Mode thì hơi đáng ngờ một chút. Nếu một người dùng bình thường nhìn thấy thanh trượt có dòng chữ “High Performance”, thì ai lại không kéo nó đến mức cao nhất cơ chứ? AMD cam đoan rằng những thiết lập như vậy không gây hại gì cho máy tính, nhưng lo ngại rằng nó có thể khiến hệ thống trở nên mất ổn định; một điều mà cả người dùng bình thường lẫn người dùng chuyên nghiệp đều không thể đoán ra được là do việc thiết lập tốc độ quá “hăng hái” trong Overdrive gây ra.
Overdrive cũng có trong Auto-tuning cho CPU và bus HyperTransport. Nó giúp cả hai có được tốc độ tối đa, và cũng như nTune, nó sẽ phải mất hàng giờ cùng rất nhiều lần khởi động lại mới đạt đến tốc độ overclocked.
Chắc không lâu nữa chúng ta sẽ được thấy các bo mạch chủ của tất cả các công ty sản xuất bo mạch lớn đều sử dụng chipset Series-7. Trong suốt sự kiện vừa qua, sửa máy tính có thể điểm lại một số tên tuổi như Asus, MSI, Gigabyte, Foxconn, Sapphire và Asrock. Danh sách này sẽ được bổ sung thêm cả ECS, Biostar, Jetway, Abit và J&W.
Có vẻ như phần lớn các nhà sản xuất bo mạch chủ đều sử dụng SouthBridge SB600, nhưng ít nhất thì Foxconn đã cho sửa máy tính tại nhà biết họ sẽ xuất xưởng loại SouthBridge SB700 vào tháng 1 năm sau.
Ngoài ra trên thị trường cũng có nhiều lời đồn đại về loại chipset RS780 sắp ra mắt vào đầu năm sau sẽ có card tích hợp, hỗ trợ DirextX10.1, tốc độ 2400/8500GT và UVD tích hợp.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
Rất nhiều bo mạch chủ được trưng bày.
Trái: Bo mạch chủ Gigabytes 790FX đã sẵn sàng ra mắt với Southbridge SB600.
Phải: Như thường lệ, ASUS xuất hiện mới một số tính năng độc đáo cho bo mạch chủ của họ. Vậy còn bộ phận làm mát cho bộ nhớ thì sao nhỉ?
Phải: Như thường lệ, ASUS xuất hiện mới một số tính năng độc đáo cho bo mạch chủ của họ. Vậy còn bộ phận làm mát cho bộ nhớ thì sao nhỉ?
CPU PHENOM – 4 NHÂN TỐT HƠN 2 NHÂN
Khi AMD chuyển từ Socket939 sang Socket AM2, nhiều người dùng đã rất thất vọng. Bởi Socket 939 cũng không khác mấy so với AM2 CPU đủ để tiến hành một cuộc chuyển biến. Rõ ràng đây là một quyết định khó khăn cho AMD, nhưng nó thực sự có tầm nhìn xa trông rộng. Nhất là khi bạn nhìn vào AM2+ socket mới được giới thiệu cùng với chipset Series-7. Các AM2 CPU sẽ hoạt động tốt trong AM2+ socket, còn Phenom phù hợp hơn với AM2-socket. Lần nâng cấp lên socket tiếp theo sẽ phải tương thích với socket hiện tại để bạn có thể nâng cấp lên một bo mạch chủ mới mà không cần thay CPU.
Vậy thì đâu mới là tính năng nổi bật của Phenom?
Bộ xử lý 4 nhân “đích thực” đầu tiên dành cho máy tính để bàn
AMD rất thích khoe với mọi người rằng, khác với các bộ xử lý 4 nhân của Intel, vốn là 2 bộ xử lý 2 nhân ghép lại với nhau, Phenom của AMD mới là sản phẩm 4 nhân đích thực. Tất cả tính năng, mạch điều khiển bộ nhớ và giao diện I/O riêng biệt kết nối qua khoá chuyển đổi Crossbar tốc độ cao.
Mạch điều khiển bộ nhớ tích hợp
Đây không phải là một tính năng mới, nhưng rất đáng chú ý. Mạch điều khiển bộ nhớ có thể tối ưu hoá tốc độ bộ nhớ . Không gian địa chỉ vật lý được tăng lên để hỗ trợ tối đa 256 TB bộ nhớ.
Cache L3 chia sẻ
Cache L3 chia sẻ này cung cấp thêm không gian cache bổ sung; với thời gian trễ trung bình thấp hơn cho cache và cho phép các nhân nhanh chóng chia sẻ thông tin mà không cần truy cập DRAM. Điều này giúp giảm thời gian trễ khi truy cập.
HyperTransport 3.0
HT 3.0 có khả năng tăng băng thông I/O lên 5.2 GT/s. Băng thông thô tối đa là 20.8 GB/s. Tất nhiên Phenom có tương thích ngược với HT 1.0 và HT 2.0 mặc dù chúng có băng thông thấp hơn (tối đa 6.4 GB/s băng thông thô cho HT1.0 và 8.0 GB/s cho HT2.0).
Cool’n Quiet 2.0
Thật tuyệt nếu chiếc PC của bạn có thể trở nên mát mẻ và yên lặng khi không chạy tải tối đa. Trong Phenom, AMD đã nâng cấpCool’n Quiet và bổ sung thêm một số tính năng khác để hạ thấp lượng điện sử dụng trong chế độ ngủ cũng như để giảm tiếng ồn của quạt. Bộ xử lý này sử dụng bộ cung cấp điện C1E giúp kích hoạt tất cả các nhân chưa hoạt động. Nó cắt đứt đường link HyperTransport, đưa bộ nhớ trở lại chế độ sử dụng điện thấp và hạ tốc độ trong.
Ngoài ra, một tính năng mới có tên PSI (Thông báo mức độ tiết kiệm điện bộ xử lý – Processor Power Saving Indicator) giúp giảm lượng điện dùng cho bộ xử lý. Một đầu ra bộ xử mới có thể thông báo cho bộ phận điều chỉnh điện áp bộ xử lý rằng lượng điện đang sử dụng là quá mức cần thiết. Bộ phận điều chỉnh điện áp này sau đó sẽ giảm số lượng đoạn đầu ra để giúp tiết kiệm điện khi các nhân đang ở chế độ ngủ.
Các tính năng mới này giúp Phenom đáp ứng được yêu cầu của Energy Star 4.0.
Nói chung đây là một bộ phận rất tuyệt – nhưng vẫn còn một số khiếm khuyết. Đầu tiên là AMD chỉ cung cấp một bộ vi xử lí 2.2GHz (AMD Phenom 9500) và một bộ vi xử lí khác 2.3 GHz (AMD Phenom 9600). Có lẽ bạn đang tự hỏi vậy thì 2.4 Ghz Phenom (AMD Phenom 9700) biến đi đâu rồi? Và đây cũng là vấn đề đối với những phiên bản Phenom đầu tiên. Một lỗi đã được phát hiện thấy trong cache L3 của bộ xử lý gây ảnh hưởng đến tính ổn định của CPU trong một số trường hợp. Thực ra lỗi này nằm trong tất cả các bộ Phenom hiện tại, nhưng theo AMD thì nó sẽ chỉ ảnh hưởng đến Phenom 2.4+ GHz mà thôi. Khi bộ xử lý đang hoạt động tải nặng, thì một số ứng dụng chạy bộ xử lý này sẽ bị đổ vỡ. Hiện tại AMD đã có cách khắc phục vấn đề này, nhưng mặt khác, biện pháp này có thể làm giảm tới 10% tốc độ. Thực ra, hiện tại trong phần mềm AMD, bạn nên bật/tắt Bios-Fix tuỳ thuộc vào việc bạn muốn có tốc độ tối đa và sẵn sàng gặp lỗi, hay tôn chỉ của bạn là “An toàn là trên hết.” Tất nhiên AMD sẽ sửa lỗi này trong bản chip tiếp theo, nhưng thực sự đây vẫn là một thất bại với họ khi không thể cho ra một bộ xử lý 2.4 GHz.
Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, sửa máy tính đã tiếp cận được với các hệ thống Spider sử dụng CPU 2.4 GHz, và sửa máy tính đã overclock chúng dễ dàng với phần mềm AMD Overdrive lên 3.0 GHz, vì thế mọi chuyện không u ám như vẫn tưởng. Đầu năm sau, chúng ta hy vọng sẽ được chứng kiến những bộ xử lý Phenom nhanh hơn nữa, bao gồm cả FX-Phenom với tốc độ xung nhịp 3.0 GHz.
TỐC ĐỘ
Tại sự kiện trên sửa máy tính đã được dùng thử một số hệ thống Phenom và thực hiện một số bài kiểm tra tiêu chuẩn. Và trình kiểm tra duy nhất mà sửa máy tính tại nhà có thể chạy trên cả máy tính Phenom lẫn chiếc máy tính của sửa máy tính tại nhà ở nhà là PCMark Vantage. Dưới đây là một số kết quả khá thú vị.
Hệ thống Intel: Intel Q6600@2.4GHz, 2 GB DDR3@1066 MHz, HD2900XT và HD3850 512 MB, 36 GB WD Raptor, Catalyst 7.10, Vista
Hệ thống Phenom: Phenom 9700@2.4GHz, 2 GB DDR2@1066 MHz, HD3850 512 MB Single và Dual , 150 GB WD Raptor, driver chưa rõ, Vista
Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh Spider: GPU HD 38×0 GPU
Bởi đây là lần đầu tiên AMD ra mắt bộ nền tảng trọn vẹn, vì thế họ đã bỏ sót một thứ: GPU mới. Nếu bạn đang mong đợi một sản phẩm nào đó có khả năng cạnh tranh với GeForce 8800GTX Ultra của NVIDIA thì bạn sẽ phải thất vọng. Thay vào đó, AMD đã quyết định nhắm vào thị trường sản phẩm cao cấp/chủ đạo, và theo ý kiến của sửa máy tính tại nhà, tiếp tục phát hành hai GPU mới: không đối đầu với GTX và GTX Ultra, mà với GeForce 8600GT và GeForce 8800GT.
Các tính năng chính của dòng GPU HD3800 bao gồm:
DirextX10.1
Đây thực sự là một bước tiến nhỏ nâng cấp của DirectX10 – nền tảng có mặt trong Windows Vista bản SP1, giúp cải tiến chức năng chiếu sáng HDR và làm ánh sáng trở nên thực hơn.
Đây thực sự là một bước tiến nhỏ nâng cấp của DirectX10 – nền tảng có mặt trong Windows Vista bản SP1, giúp cải tiến chức năng chiếu sáng HDR và làm ánh sáng trở nên thực hơn.
Đây không phải là một tính năng mới, nhưng đã được chuẩn bị và tính toán rất kỹ. Chức năng này giúp đem lại hiệu ứng tuyệt vời nhưng lại không hoạt động tốt lắm với những cảnh động và ánh sáng động. Trong DirextX10.1, chức năng chiếu sáng được thực hiện bằng cách tái tạo hàng trăm mặt hình khối để lấy ánh sáng trong môi trường. DX10.1 có bổ sung thêm mảng mặt hình khối cho chức năng này.
Quy trình sản xuất 55nm
Bằng cách chuyển sang công nghệ sản xuất55nm, AMD đã thành công trong việc giảm cả lượng điện tiêu thụ lẫn giá thành GPU. Số lượng Transistor trong HD3870 cao hơn một chút so với HD2900XT và thấp hơn so với HD3950 (chính xác là 666 triệu Transistor, quả là một GPU thuộc hàng khủng long).
UVD ( Universal Video Decoder )
UVD có mặt trong cả HD2400 lẫn HD2600 thế hệ trước, nhưng không có trong HD2900XT, và giờ lại xuất hiện ở HD3850 và HD3870.Sở dĩ AMD bỏ qua HD2900XT là bởi họ không xem đây là một card HTPC ( Home Theater PC ) , và vì thế bạn có thể sử dụng sức mạnh của Shader mặc dù điều này đồng nghĩa với việc CPU sẽ bị chiếm dụng thêm một chút. Với HD39x0, AMD đã có hai card đều là ứng viên sáng giá cho Media-PC, và bởi vậy, việc bổ sung UVD càng trở nên quan trọng hơn.
UVD có mặt trong cả HD2400 lẫn HD2600 thế hệ trước, nhưng không có trong HD2900XT, và giờ lại xuất hiện ở HD3850 và HD3870.Sở dĩ AMD bỏ qua HD2900XT là bởi họ không xem đây là một card HTPC ( Home Theater PC ) , và vì thế bạn có thể sử dụng sức mạnh của Shader mặc dù điều này đồng nghĩa với việc CPU sẽ bị chiếm dụng thêm một chút. Với HD39x0, AMD đã có hai card đều là ứng viên sáng giá cho Media-PC, và bởi vậy, việc bổ sung UVD càng trở nên quan trọng hơn.
Khi thảo luận về DirectX10.1, Richard Huddy của AMD tỏ ra bực bội thấy rõ khi được hỏi ý kiến của anh ta về việc Crytech và Microsoft nhận xét rằng DirectX10.1 không phải là một bước tiến quan trọng. Anh cho biết Crytech chỉ mới nhìn thấy mặt sau chiếc GPU của họ, và rằng phản ứng từ phía Microsoft thật đáng thất vọng. Thậm chí anh ta còn cho rằng Crytech đã nhận tiền từ NVIDIA để phát triển Crysis, và rằng AMD biết được việc này bởi họ cũng liên tục cạnh tranh ngầm
Sau đó khi hỏi Hyddy về tình trạng thiếu thiết bị GPU cao cấp. Đây là lần ra mắt thứ hai mà AMD không có nổi một sản phẩm nào để cạnh tranh với 880GTX và 8800GTX Ultra. Và câu trả lời của anh ta thực sự kích thích trí tò mò của người nghe. Anh cho biết AMD coi đây như một ngã tư đường. Việc sản xuất card video chip đơn chip tốc độ cao ngày càng trở nên khó khăn hơn. Vì thế AMD đã chọn Multi-GPU làm con đường dẫn tới tương lai. Anh cho biết câu trả lời của AMD dành cho 8800GTX sẽ là hai card HD3870. Và với khả năng hỗ trợ tối đa 4 card trong CrossfireX, anh cảm thấy rằng AMD sẽ có nhiều sản phẩm hơn nữa trên cả hai thị trường: thị trường dòng chủ đạo và thị trường game.
Sở dĩ sửa máy tính tại nhà cho rằng đây là một ý tưởng rất khơi gợi trí tò mò bởi thay vì mua một card, bạn có thể mua hai card để có cùng một tốc độ. Mấu chốt chính là ở đó! Càng ngày, việc tăng tốc độ trong vòng 6 tháng càng trở nên dễ dàng hơn thay vì phải mua một card hoàn toàn mới. Một ví dụ điển hình là việc chuyển từ HD2600XT sang HD2900XT hoặc từ GeForce 8800GTS sang GeForce 8800GTX. Vẫn là việc nâng cấp trong một thế hệ thôi, nhưng chúng đòi hỏi một khoản đầu tư kha khá. Còn nếu bạn mua một chiếc card HD3850, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền khi thêm vào một hoặc hai card HD3850 (tất nhiên với bo mạch chủ phù hợp) và nghiễm nhiên đẩy nhanh tốc độ hệ thống.
MSI chứa bo mạch chủ 4 HD3850.
Nhưng vấn đề của triết lý này là: hiện tại tốc độ của Crossfire và SLI vẫn chưa lấy gì làm ấn tượng cho lắm, đặc biệt là trong Vista. Nếu Crossfire và CrossfireX trở thành một phần quan trọng, và là con đường lựa chọn của AMD thì họ cần phải cải tiến hơn nữa những Driver này sao cho ngay cả một người dùng bình thường nhất cũng chỉ cần cài thêm một card vào là tốc độ đã tăng lên ầm ầm. Ngoài ra có một vấn đề hơi nghi ngại về lượng điện tiêu thụ của model này. Các loại card này không sử dụng nhiều điện cho lắm, nhưng nếu gộp cả 3 hoặc 4 chiếc card lại, thì hoá đơn tiền điện tháng này có thể khiến bạn phải giật mình.
Cuối cùng, chúng ta cũng có cơ hội chiêm ngưỡng một chiếc card HD3870 X2 đang trong trạng thái hoạt động. Loại card này cũng tương tự như 2600XT Gemini. Nó gồm hai GPU HD3870 GPU gắn trực tiếp trên card và có vai trò như một thiết lập Crossfire HD3870. Khi dùng hai card này, bạn sẽ có được Crossfire 4 nhân, nhưng là hai card.
Hai cardHD3870-X2 chạy trong Crossfire
Cũng không có thông tin gì về tốc độ của loại card này, và phải đến đầu năm sau chúng mới được phát hành. Nhưng hiện tại sửa máy tính tại nhà có thể nhận định card X2 sẽ là một đối thủ nặng ký của dòng card cao cấp NVIDIA hơn so với hai card ở mode Crossfire.
AMD cũng đề ra mức giá cao hơn cho hai loại GPU này. HD3850 dự tính có giá 179€, còn HD3870 là 229€. Còn card HD3850 có nhiều khả năng sẽ có cùng mức giá với GeForce 8600GTS, trong khi HD3870 thấp hơn GeForce 8800GT tới 50 đôla.
HIỆU SUẤT
Đây chỉ là một số bài kiểm định nhanh, sau này sẽ thực hiện những bài kiểm tra chuyên sâu hơn trên cả HD3870 lẫn HD3850 và so sánh chúng với các card AMD và NVIDIA khác.
Hệ thống: Intel Q6600@2.4GHz, 2 GB DDR3@1066 MHz, HD2900XT và HD3850 512 MB, 36 GB WD Raptor, Catalyst 7.10, Vista
HD3850 chạy chậm hơn, nhưng có giá bằng một nửa so với HD2900XT và tốc độ cũng không thấp hơn là mấy. Nó cũng tiêu thụ ít điện năng hơn, chạy êm hơn và có nhiệt độ thấp hơn, cùng UVD tích hợp… tất cả những yếu tố trên giúp nó trở thành kẻ thắng cuộc trong lần kiểm tra này.
Hệ thống: ‘; document.write(‘‘); document.write(addy_text95289); document.write(‘’); //–>n , 2 GB DDR2@1066 MHz, HD3850 512 MB đơn và đôi, 150 GB WD Raptor, driver không rõ, Vista
Bài kiểm định này được thực hiện tại triển lãm của AMD . Như bạn thấy, khi tăng độ phân giải lên, HD3850 vẫn hoạt động tốt. Thật là tuyệt nếu như được kiểm định điều này trong game!
Hệ thống: Intel Q6600@2.4GHz, 2 GB DDR3@1066 MHz, HD2900XT và HD3850 512 MB, 36 GB WD Raptor, Catalyst 7.10, Vista
Chạy thử một trình kiểm tra nhanh với Crysis phiên bản đầy đủ, trong đó có sử dụng tiện ích kiểm tra tiêu chuẩn Crysis có sẵn trên mạng và chạy gpubench.bat (có trong Crysis) ở thiết lập đồ hoạ thấp, trung bình và cao. Đầu tiên là DX9, sau đó đến DX10.
Kết quả trong 3DMark06 cũng vậy. Mặc dù HD3850 có giá chỉ bằng một nửa so với HD2900XT nhưng nó vẫn chạy rất tốt.