.

Nếu lấy một máy tính từ cuối những năm 1980 , máy khác từ cuối những năm  1990 và một máy tính ngày nay , bạn sẽ thấy qua nhiều năm chúng ta đã dùng nhiều cổng khác nhau cho thiết bị ngoại vi .
Những máy tính cổ lỗ có những cổng đặc biệt chỉ để dùng cho bàn phím , chuột , máy in và màn hình , bên cạnh đó cũng có thể cắm những loại Card đặc biệt vào Motherboard nếu như bạn muốn có thêm những thiết bị ngoại vi khác như GamePad , Joystick …
Khi chuẩn USB (Universal Serial Bus ) có mặt nó không loại bỏ những cổng đặc biệt nhưng lại làm giảm số lượng cổng thiết bị ngoại vi . Ngày nay những thiết bị ngoại vi như bàn phím , chuột , máy in , webcam đều được kết nối thông qua cổng USB . Những cổng này là Hot-Plug , có nghĩa là bạn có thể tháo hoặc rút thiết bị kết nối bất kì lúc nào . Nhưng USB cũng có hạn chế .
Một trong những hạn chế của nó chính là tốc độ . Chuẩn USB 2.0 truyền dữ liệu với tốc độ 480 Mbps , theo lí thuyết . Tốc độ này là cũng đủ để dùng với những thiết bị phụ trợ như bàn phím , chuột nhưng lại không đủ nhanh để cung cấp đủ băng thông cho những thiết bị khác như màn hình .
Chuẩn USB 3.0 tăng tốc độ , theo lí thuyết , gấp 10 lần so với USB 2.0 , đạt tới 4.8 Gbps , nhưng ngành công nghiệp máy tính lại quá chậm khi đưa USB 3.0 vào trong hệ thống  .
Intel đã có câu trả lời riêng cho mình , để truyền tốc độ cao hơn bằng định dạng chuẩn hóa riêng có tên gọi Light Peak . Đại diện của Intel nói rằng tiềm năng của Light Peak có thể truyền dữ liệu nhanh gấp 30 lần so với USB 3.0 . Và như tên gọi , nó sẽ thực thông qua trung gian là ánh sáng .
Tốc độ ánh sáng
Quang học không phải là công nghệ mới . Ánh sáng được truyền bên trong sợi quang học được lớp phủ lớp bê mặt bên ngoài để phản xạ ánh sáng.
Nếu bắn một chùm tia ánh sáng mạnh từ một đầu sợi cable quang , nó sẽ lan truyền bên trong cho tới khi xuất hiện ở đầu phía bên kia . Nếu chuyển sánh sáng thành trạng thái Bật / Tắt , bạn có thể truyền tin qua mã .
Thay vì việc truyền tin bằng mã Morse , cable quang truyền thông tin theo những Bit . Ánh sáng Laser tại một đầu cung cấp ánh sáng và bộ cảm biến ở đầu bên kia chuyển đổi tín hiệu ánh sáng thành dữ liệu nhị phân . Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet ( ISP ) dùng cable quang để mang dữ liệu trên mạng của mình . Một số Cable quang đã tới tận từng gia đình có nghĩa là người dùng có thể thưởng thức Internet tốc độ cao . Không  như những sợi cable Đồng , mang tín hiệu điện trên đó , những sợi cable quang không  có những hạn chế về băng thông như cable Đồng , dữ liệu có thể truyền với tốc độ của ánh sáng .
Light Peak của Intel đã tận dụng công nghệ như vậy . Chip đặc biệt ở trung tâm hệ thống  . Chip này có thể xử lí nhiều giao thức ( Protocol ) khác nhau . Protocol là tập lệnh , tương tự như ngôn ngữ . Những thiết bị dùng Protocol khác nhau không  thể hiểu nhau . Bằng cách chế tạo Chip có thể xử lí nhiều Protocol khác nhau , Intel hy vọng giảm những kiểu khác nhau của dây dẫn và của các cổng .
Những Laser tại ra ánh sáng trong Light Peak là loại VCSEL (vertical cavity surface-emitting laser )
Laser VCSEL có ánh sáng phát ra vuông góc với mặt phẳng của wafer tạo ra nó . Chúng có kích thước rất nhỏ so với Laser thông thường và rất hiệu quả . VCSEL trong Light Peak có kích thước 250 micrometer – một micrometer bằng một phần triệu của mét .
Intel giải thích Chip Light Peak sẽ có 04 sợ cable quang . Mỗi sợi quang có thể mang 10 Gb thông tin trong mỗi giây . Tại sao lại cần nhiều sợi cable quang ? Truyền thông qua cable quang chỉ có thể truyền theo một hướng . Với nhiều sợi cable quang , truyền thông có thể truyền Đi và Tới cùng một lúc . Điều đó cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn .
Ưu khuyết của Light Peak
Bên cạnh tốc độ cũng còn có những lí do khác để dùng với sợi quang học . Một trong số đó chính là chi phí sản xuất sợi quang ngày càng giảm và có thể rẻ hơn cả những sợi cable bằng Đồng . Sản xuất kính rẻ tiền vì có nguyên liệu từ cát .
Những thiết bị Light Peak có thể nối móc xích với nhau . Khi trình diễn , Intel nối máy tính tới ổ cứng ngoài dùng Cable Light Peak . Sau đó Intel nối sợi cable Light Peak thứ hai từ ổ cứng ngoài tới màn hình có độ nét cao . Máy tính nhận ra hai thiết bị và có thể gửi video tới màn hình trong khi vẫn lấy dữ liệu từ ổ cứng ngoài . Trình diễn này cho thấy Light Peak không chỉ nhanh mà nó còn cung cấp mang dữ liệu dùng hai Protocol khác nhau trên cùng chiều dài của sợi cable . Nó cũng cho thấy bạn không  phải cắm mỗi thiết bị ngoại vi trực tiếp vào máy tính , bạn có thể dùng  những thiết bị ngoại vi như là cổng phân phối ( Hub ) .
Ưu điểm khác của sợi quang đó là tín hiệu không bị sụt giảm chất lượng với khoảng cách xa . Chiều dài tối đa của Cable USB là 5 mét , nhưng sợi Cable quang có thể truyền với cự li 100 mét . Những sợi cable quang dùng trong Light Peak có đường kính 125 micron , gần bằng đường kính của tóc người . Như thế sợi cable quang sẽ giành chiến thắng do có thể kéo dài , nhẹ và rẻ tiền .
Những sợi cable Đồng lại có nhược điểm khác chính là sự giao thoa . Đồng bị ảnh hưởng bởi giao thoa tần số sóng radio có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng tín hiệu . Nhưng do cable quang dùng ánh sáng nên nó không  bị ảnh hưởng bởi sóng giao thoa của tín hiệu radio .
Liệu Intel có gặp vấn đề khi phát triển Light Peak hay không ? Intel rất im lặng về thông tin này . Tuy nhiên Light Peak thế hệ đầu tiên lại không  dùng sợi cable quang là lại dùng cable Đồng để mang tín hiệu . Theo Intel bởi vì do những kỹ sư của họ đã phát hiện ra cách để đưa hiệu suất của cable Đồng tăng lên hơn cả những gì mà trước đó nó đã tạo ra . Nhưng tại sao lại dùng  cable Đồng trong khi trong tương lai lại hoàn toàn dùng sợi quang ?
Có thể Intel đang hoàn thiện lại công nghệ sợi quang và việc dùng sợi Đồng nhưng là biện pháp thay đổi tình thế .
Ban đầu Intel cho rằng Light Peak sẽ bắt đầu xuất hiện trong những sản phẩm từ năm  2010 nhưng họ đã hoãn lại tới năm  2011 .
24 tháng Hai 2011 , Apple cho ra mắt MacBook Pro của mình trang bị Thunderbolt , cho phép truyền dữ liệu lên tới 10 Gb/s . Light Peak đã được đổi tên gọi thành Thunderbolt .
Những bí ẩn của Light Peak
Có vài câu hỏi mà Intel chưa trả lời ngay khi đề cập tới công nghệ mới của họ . Một câu hỏi đó là Light Peak có cung cấp năng lượng điện  tới những thiết bị ngoại vi hay không ? Chuẩn USB có thể mang điện năng từ máy tính tới thiết bị ngoại vi . Đó chính là nguyên nhân tại sao bàn phím hoặc chuột USB lại không  cần Pin hoặc nguồn ngoài . Nhưng sợi cable quang lại không  thể mang năng lượng điện  tới những thiết bị .
Trong cuộc phỏng vấn với Laptop Magazine , kỹ sư của Intel là Victor Krutul giải thích rằng Light Peak sẽ cung cấp năng lượng điện  . Điều đó có nghĩa là Intel sẽ phải tích hợp kèm theo sợi cable Đồng dọc theo cable quang bên trong sợi cable Light Peak . Sợi Đồng mang điện  năng , còn sợi cable quang màn dữ liệu .
Liệu Light Peak có thay thế USB 3.0 hay không ? Hiện tại những sản phẩm chuẩn USB 3.0 chưa xuất hiện nhiều . Tốc độ truyền dữ liệu của USB 3.0 chưa bằng một nửa so với tốc độ ban đầu của Light Peak . Nếu Intel nói đúng những gì về Light Peak có thể đạt tới tốc độ 100Gb/s thì rất có ít lí do để dùng USB 3.0 . Tuy nhiên đại diện của Intel đã nói rằng Light Peak không thay thế và không cạnh tranh với USB 3.0 . Theo Intel cả hai chuẩn này đều song song tồn tại .
Intel đã trì hoãn hỗ trợ chuẩn USB 3.0 trong khi họ lại chuẩn bị phát hành Light Peak . Khi được hỏi có phải Intel tạm hoãn hỗ trợ USB 3.0 để thúc đẩy các nhà sản xuất dùng Light Peak ? Intel đã từ chối và nói rằng họ cũng đóng vai trò phát triển công nghệ USB 3.0 .
Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43