Atom là bộ vi xử lí năng lượng thấp ( Low-Power ) của Intel mà tiêu thụ năng lượng rất thấp ( ít hơn 3W ) để sử dụng trong những máy xách tay hoặc thiết bị cầm thay để truy cập Internet ( hay còn được gọi là MID , Mobile Internet Device ) . Giới thiệu

 Atom là bộ vi xử lí năng lượng thấp ( Low-Power ) của Intel mà tiêu thụ năng lượng rất thấp ( ít hơn 3W ) để sử dụng trong những máy xách tay hoặc thiết bị cầm thay để truy cập Internet ( hay còn được gọi là MID , Mobile Internet Device ) . Trong bài này sửa máy tính sẽ khảo sát một cách tỉ mỉ cấu trúc được dùng với bộ vi xử lí này .

Một điều quan trọng chúng ta ta nên biết rằng có hai phiên bản CPU Atom . Atom dòng 2xx và N2xx mà hiện đang có sẵn là Atom 230 và Atom N270 mà có tên mã là Diamonville , được dùng cho những máy tính xách tay sử dụng đi kèm theo Chipset dòng Intel 945 , như vậy trong hệ thống này có 02 Chip lớn . Trong khi đó Atom dòng Z5xx có tên mã là “Silverthorne” , được dùng cho những thiết bị cầm tay để truy cập Internet , sử dụng duy nhất một Chipset mới có tên gọi US15W có kích thước rất nhỏ . Bộ vi xử lí Intel Atom Z5xx có kích thước ( 14 x 13 mm ) nhỏ hơn so với những CPU Atom khác ( 22 x 22mm ) .

 

Hình 1 : Atom 230

Bạn cũng có thể nghe thấy một nền tảng có tên gọi Centrino Atom ( với tên mã là Menlow ) . Nền tảng này bao gồm bộ vi xử lí Intel Atom , Chipset mới US15W ( có tên mã Poulsbo ) với những kết nối không dây ( Wi-Fi , Bluetooth … ) .

Khi nói tới tên mã , Intel cũng có “Moorestown” , sẽ là phiên bản tiếp theo của Centrino Atom , theo lộ trình sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2009 hoặc 2010 và sẽ sử dụng bộ vi xử lí Atom “Lincroft” , Chipset “Langwell” và Chip không dây “Evans Peak” .

Những tính năng chính của bộ vi xử lí Intel Atom bao gồm

  • Tương thích đầy đủ tập lệnh x86 , có nghĩa là có thể chạy trực tiếp hệ điều hành và những phần mềm như một PC . Một số CPU khác dùng với những thiết bị cầm tay lại có tập lệnh riêng của mình .

  • Sử dụng năng lượng thấp 4W cho Model 230 , 2.5W cho N270 và giữa 2W và 2.64W cho Model Z5xx .

  • Hỗ trợ công nghệ HyperThreading .

  • Hỗ trợ NX-Bit ( Execute Disable Bit )

  • Hỗ trợ tập lệnh SSE

  • FSB 400 hoặc 533MHz ( 100 MHz hoặc 133MHz và truyền 04 dữ liệu với một chu kì xung nhịp đồng hồ ) .

  • Đường dữ liệu bên trong 128-bit .

  • Hỗ trợ công nghệ Enhanced Speed Step ( trừ những Model Atom 2xx )

  • 32KB Cache lệnh L1 và 24KB Cache dữ liệu L1

  • 512KB Cache L2

  • Kích thước bộ nhớ Cache linh hoạt : có khả năng tắt những phần bên trong bộ nhớ Cache khi CPU vào trạng thái tiết kiệm năng lượng C4 hoặc C4E ( không có sẵn với Model Atom 2xx ) .

  • Pipeline 16 tầng ( Stage )

  • Được chế tạo dựa trên công nghệ 45nm

  • Có thể đi cặp với Chipset Mobile Intel 945 ( Model Atom 2xx và Nxxx ) hoặc với Chipset Intel US15W ( Atom Z5xx ) . Những Model 2xx và Nxxx cho máy tính xách tay . Z5xx cho những thiết bị cầm tay kết nối Internet .

  • 237 chân cho Model “Diamondville” là 2xx và Nxxx ; hoặc 441 chân cho Model “Silverthorne” là Z5xx .

Vi cấu trúc

Bộ vi xử lí Atom dựa trên Vi cấu trúc Core , có nguồn gốc trong những CPU Intel thuộc thế hệ thứ sáu như Pentium M , Pentium III .

Pipeline là những bước mà mỗi lệnh phải đi qua một cách trình tự để thực hiện lệnh đầy đủ . Atom có Pipeline 16 tầng , nó dài hơn một chút so với những bộ vi xử lí Core 2 hiện thời . Điều này xuất phát từ một số lí do .

Thứ nhất nó sẽ cho phép sử dụng năng lượng hiệu quả hơn . Nhiều tầng ( Stage ) có nghĩa là có nhiều Bộ phận , có thể dàn trải toàn bộ trên Chip khiến cho việc tản nhiệt tốt hơn . Nếu chỉ có một vài Bộ phận thì khiến cho nhiệt lượng dễ dàng bị tập trung tại một vài điểm . Với CPU mà có nhiều Bộ phận thì khả năng số lượng Bộ phận được nghỉ cao hơn so với những CPU chỉ có một vài bộ phận và như vậy dễ dàng tắt bớt những bộ phận này để tiết kiệm năng lượng . Một thuận lợi khác của Pipeline dài hơn đó là Vi cấu trúc có thể đạt được tốc độ xung nhịp cao hơn . Như vậy những bộ phận có ít Transistor thì dễ dàng đạt được tốc độ cao hơn .

 

Hình 2 : Pipeline của Atom

Đặc điểm khác có trong Atom đó là Đường Dữ liệu bên trong là 128-bit , điều này đã có trong những CPU dựa trên Vi cấu trúc Core ( như : Core 2 Duo ) . Trong những CPU trước kia Đường Dữ liệu bên trong chỉ là 64-bit . Điều này chính là vấn đề đối với những lệnh SSE phải sử dụng những thanh ghi SSE và có tên gọi XMM lại có độ dài 128-bit . Do đó khi thực hiện lệnh có dữ liệu 128-bit , thì hoạt động này lại bị bẻ thành hai phép tính 64-bit . Như vậy với Đường Dữ liệu bên trong có độ rộng 128-bit cho phép Atom xử lí những lệnh SSE với dữ liệu 128-bit nhanh hơn . Intel gọi nó là “Digital Media Boost” .

Như đã đề cập bên trên CPU Atom có 32KB Cache lệnh L1 và 24KB Cache dữ liệu L1 với 512KB Cache L2 .

Atom cũng có hỗ trợ công nghệ HyperThreading và như vậy hệ điều hành sẽ nhận ra hệ thống với hai bộ vi xử lí để cho phép xử lí hai luồng dữ liệu cùng một lúc .

 Những Mode tiết kiệm năng lượng

 Không phải mọi bộ vi xử lí đều có những Mode tiết kiệm điện năng như nhau mà tuỳ thuộc vào những dòng sản phẩm riêng biệt . Để hiểu tất cả những Mode này các bạn nên tham khảo bài “ Những trạng thái Tiết kiệm năng lượng trong bộ vi xử lí “ trong chuyên mục Tri thức trên trang Web của sửa máy tính .
Atom 2xx ( hiện tại chỉ có bộ vi xử lí Atom 230 ) chỉ hỗ trợ Mode C1 ( HALT ) và được giới thiệu với một tên gọi mới MWAIT được thực hiện bằng một lệnh có tên gọi “MWAIT” . Trạng thái này tương tự như trạng thái C1 truyền thống mà được thực hiện bằng lệnh “HALT” . Với trạng thái C1 thông thường , CPU chỉ có thể thoát ra khỏi khi có một Ngắt gửi tới . Trong khi đó trạng thái MWAIT chỉ cần bất kì một sự kiện nào khác cũng đều đưa CPU quay lại trạng thái hoạt đọng bình thường .
Atom Nxxx ( như Atom N270 đang có sẵn ) hỗ trợ những Mode như C1 , C1E , C2 , C2E , C3 , C4 và C4E .
Atom Z5xx hỗ trợ tất cả những Mode trên và thêm trạng thái C6 .
Trong tất cả những CPU trên , trạng thái C1 , C2 và C4 có thể được gán cho mỗi CPU ảo . Atom có hỗ trợ công nghệ HyperThreading thì mỗi lõi CPU được hệ điều hành nhận biết thành 02 CPU ; do đó CPU Single-Core được nhận dạng thành 02 CPU hoặc “ 02 Thread “ . Atom có thể đặt bất kì Thread thành trạng thái C1 , C2 hoặc C4 .
Atom có thể tắt một phần Bộ nhớ Cache L2 khi đi vào trạng thái C4 hoặc C4E , được gọi bằng cái tên “ Dynamic Cache Sizing “ . Atom 2xx không hỗ trợ trạng thái C4 nên không có đặc điểm trên . Thông thường khi CPU đi vào trạng thái C4 thì toàn bộ Bộ nhớ Cache vẫn còn được bật , và trong trạng thái C4E thì toàn bộ Bộ nhớ Cache bị tắt .
Một đặc tính tiết kiệm năng lượng kiểu truyền thống khác có trong CPU Atom ( loại trừ Mode 2xx ) có tên gọi Công nghệ Enhanced SpeedStep . Công nghệ này làm cho CPU chạy với tốc độ xung nhịp thấp hơn và điện áp cung cấp thấp hơn khi đang chạy chương trình mà không yêu cầu toàn bộ sức mạnh của CPU .
Chipset

Phụ thuộc vào Model , Atom có thể đi kèm theo với Chipset dòng Intel 945 ( Atom 2xx và N2xx ) hoặc với Chipset mới Intel US15W ( Atom Z5xx ) , hoặc được biết với tên gọi đơn giản SCH ( Intel System Controller Hub ) . Có một điều thú vị đó là Intel cấp bản quyền để SiS thiết kế Chipset cho những CPU Atom , do đó bạn có thể thấy những CPU Atom tương lai sử dụng Chipset của nhà sản xuất này .
Theo lí thuyết bất kì Chipset Intel 945 nào cũng đều có thể dùng được , nhưng Intel khuyến cáo phiên bản Mobile nên sử dụng Chipset Intel 945GSE cho nền tảng “NetBook 08” . Tất cả bộ nhớ và những đặc tính I/O cho những NetBook dùng với CPU Atom sẽ phụ thuộc vào Chipset được dùng .
Chipset US15W mới , được dùng cho giải pháp Single-Chip nhỏ , cho phép Atom được dùng với những thiết bị cầm tay truy cập được Internet . Nó có thiết kế hoàn toàn mới và có những tính năng chính như sau :
  • Công cụ đồ hoạ kết hợp với Giải mã Video có độ nét cao hoàn toàn dựa trên phần cứng ( hỗ trợ định dạng H.264 , MPEG2 , MPEG4 , VC1 và WMV 9 ) và khả năng đồ hoạ 3D , tốc độ làm việc 200MHz (Intel Graphics Media Accelerator 500, DirectX 9.0c/Shader 3.0).
  • Hỗ trợ hai màn hình hiển thị , một bên trong thiết bị và một cho bên ngoài thiết bị . Chúng có thể làm việc như là hai màn hình độc lập hoặc hiển thị cùng hình ảnh cùng một lúc ) . Sự kết nối giữa Chipset và màn hình hiển thị LCD bên trong và màn hình Video bên ngoài được thông qua liên kết SDVO ( Serial Digital Video Out ) . Liên kết SDVO này dễ dàng chuyển đổi thành bất kỳ đầu ra theo chuẩn nào ( VGA , S-Video , DVI , HDMI … ) qua Chip bên ngoài .
  • Hỗ trợ bộ nhớ DDR2-400 hoặc DDR2-533 lên tới 1GB với cấu hình Single-Channel .
  • Bộ phận điều khiển âm thanh chất lượng cao HD với độ phân giải 32-bit và tần số lấy mẫu 192Khz . Trên thực tế chất lượng âm thanh sẽ phụ thuộc vào Codec âm thanh được sử dụng .
  • 08 cổng USB 2.0
  • 02 đường PCIe x1
  • 01 cổng ATA-100
  • 03 cổng SDIO

 

Hình 3 : Những đặc điểm chính của Chipset Intel US15W

 

Hình 4 : Sơ đồ khối của Chipset Intel US15W

Có một điều chú ý đó là US15W không hỗ trợ cổng SATA , vì theo quan điểm của Intel sẽ chỉ dùng những thiết bị lưu trữ 1.8 inch theo chuẩn PATA mà không dùng SATA . Intel cũng cho rằng những thiết bị MID ( Mobile Internet Device ) dùng SSD trong tương lai gần mà không dùng HDD truyền thống .
Tương lai : Nền tảng Moorestown

Như sửa máy tính đã đề cập tóm tắt bên trên : Moorestown là tên mã cho phiên bản tiếp theo của Centrino Atom , theo lộ trình sẽ có mặt trong năm 2009 hoặc 2010 .
Nó sẽ bao gồm bộ vi xử lí Atom “Lincroft” , Chipset “Langwell” và Chip hỗ trợ kết nối không dây “Evans Peak “ . Như trong Hình 5 , Intel sẽ thêm Bộ mã hoá Video tới CPU Atom có tên mã là “Lincroft” , thêm Bộ phận điều khiển SSD vào Chipset có tên mã “Langwell” và có thể hỗ trợ điện thoại di động chuẩn 3G vào Chip không dây “Evans Peak” .

 

Hình 5: Nền tảng Moorestown

Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43