Lần trước sửa máy tính cũng đã giới thiệu với các bạn về HDMI (High-Definition Multimedia Interface ),
trong mục này cũng giới thiệu thêm mốt số những vấn đề liên quan cũng như một số chuẩn mới đang là đối thủ của HDMI .
HDMI là giao diện Audio/Video hợp nhất chung một Cable đều sử dụng tín hiệu số và không sử dụng các công nghệ nén dữ liệu đầu tiên trông công nghiệp . Trong khi nó màn cùng tín hiệu video như DVI và có một điều khác biệt nhất với những chuẩn trước kia là thay vì các chân còn lại để chọn lựa tín hiệu Video , HDMI dùng chúng để mang bảy kênh Audio số . Để tránh lộn xộn khi sử dụng , chân cắm HDMI hoàn toàn khác với DVI .
Có một vài điều thuận lợi của HDMI hơn so với những giao diện tương tự đang tồn tại như : Composite , S-Video và Component Video . HDMI truyền tín hiệu Audio , Video không ở dạng nén với tốc độ cao nhất nên cho chất lượng hình ảnh cao nhất , sắc nét . Tất cả sự kết nối để tải tạo những hình ảnh Video không bị mất liên kết với giao diện tương tự và chúng không cần sử dụng bộ phận chuyển đổi Tín hiệu số sang tín hiệu tương tự .
HDMI có khả năng hỗ trợ tất cả những định dạng hiện đang có trong TV hoặc PC , bao gồm 720p/1080i những định dạng Video có độ nét cao và những chuẩn định dạng cho PAL , NTSC , cũng tương tự như vậy đối với kênh Audio số trong một sợi Cable duy nhất . Trước đó tốc độ lớn nhất để truyền các Pixel là 165MPixel/giây đủ để hỗ trợ 1080p ở 60Hz hoặc UXGA (Ultra XGA với độ phân giải 1600 x 1200 pixel ) , nhưng HDMI 1.3 phát hành vào mùa hè 2006 có tốc độ truyền dữ liệu tăng lên tới 340 MPixel/giây như vậy hỗ trợ cho những màn hình có độ phân giải cao hơn nhiều so với hiện nay .
Ngoài việc hỗ trợ với băng thông nhiều hơn gấp đôi , HDMI 1.3 còn hỗ trợ công nghệ Deep Color , với bảng màu rộng lớn , những định dạng âm thanh số mới , sử dụng những kết nối với kích thước nhỏ hơn để dùng cho những ảnh cá nhân và những thiết bị âm thanh và có khả năng đồng bộ Audio/Video tự động . Việc cải tiến chế độ đồng bộ đóng vai trò quan trọng khi những thiết bị điện tử dân dụng xử lí những tín hiệu số phức tạp ngày một tăng cao để nâng cao chất lượng và những chi tiết của nội dung . Việc làm đồng bộ Video và Audio trong những thiết bị người dùng là tiềm năng thay đổi nguồn tín hiệu và độ phức tạp của các thiết bị đầu cuối .
HDMI 1.3 kết hợp chặt chẽ với những khả năng đồng bộ tín hiệu Audio tự động cho phép những thiết bị thực hiện tự động đồng bộ này với độ chính xác cao .
Những người sáng lập ra HDMI gồm những nhà sản xuất thiết bị điện tử dân dụng lớn như : Hitachi, Matsushita Electric Industrial (Panasonic), Philips, Sony, Thomson (RCA), Toshiba, và Silicon Image. Bên cạnh đó HDMI cũng được hỗ trợ bởi những nhà sản xuất phim như Fox, Universal, Warner Bros ,Disney , và hệ thống DirecTV, EchoStar (Dish Network) và CableLabs .
Nó cũng không có gì là ngạc nhiên khi mà HDMI được sử dụng trong những thiết bị điện tử dân dùng và đã trở thành chuẩn mới bên trong lĩnh vực PC . Khi bắt đầu những tính năng kỹ thuật HDMI chỉ được sử dụng trong những ứng dụng HDTV điện tử dân dụng và thậm trí không đề cập tới những ứng dụng trong máy tính . Không có gì là ngạc nhiên khi ban đầu nó được sản xuất mà không có sự hợp nhất của những kết nối Audio , Video bên ngoài . Hiển nhiên là HDMI có khả năng mang được tín hiệu Audio lên kết nối với màn hình hiển thị và còn nhiều hơn thế nữa nên đó là sự thuận lợi cho những nhà sản xuất PC . Trong thực tế người ta đã thiết kế lại giao diện Audio/Video trong HDMI hơn chỉ là thiết kế dùng với mục đích kết nối cho hiển thị màn hình.
Những Card màn hình cho phép sử dụng HDMI bắt đầu xuất hiện vào mùa hè năm 2006 , và hiện nay đã xuất hiện hai đối thủ chuẩn truyền thông số mới đó là DisplayPort và UDI (Unified Display Interface )
DisplayPort
Được thông báo trong tháng Năm năm 2006 , chuẩn DisplayPort mới do Nhóm công tác VESA (Video Electronics Standards Association ) bao gồm những công ty hàng đầu trong lĩnh vực PC đề xuất . VESA là một tổ chức quốc tế phi lợi nhuận được thành lập năm 1989 để thiết kế ra những chuẩn giao diện công nghiệp cho PC , máy trạm và những môi trường tính toán khác . Chuẩn VESA Local Bus ( VL-Bus ) – được giới thiệu lần đầu tiên năm 1992 và được sử dụng rộng rãi trước khi chuẩn PCI xuất hiện – là chuẩn 32-bit tương thích với những Card ISA và EISA .
Mục tiêu chính của DisplayPort được ghi rõ : tính mở , chuẩn kết nối màn hình hiển thị số không phải trả phí bản quyền , công suất thấp , số lượng chân cắm nhỏ , sử dụng được cho những máy tính xách tay và máy tính để bàn khác .
Chi tiết kỹ thuật của DisplayPort 1.0 hỗ trợ liên kết bốn làn đường theo một hướng duy nhất cho việc truyền những dòng tín hiệu Audio/Video không đồng bộ , có khả năng truyền tốc độ cao nhất 10.8Gbit/giây . Với tốc độ này đủ cho một dòng tín hiệu Video không nén và kết hợp với Audio . Tốc độ hai liên kết được hỗ trợ : 2.7Gbit/giây và 1.62 Gbit/giây cho một làn đường . Khả năng của bộ phận Phát và Thu DisplayPort và chất lượng của kênh truyền sẽ được xác định bằng tốc độ liên kết được sử dụng .
Tín hiệu Video hỗ trợ định dạng 8 hoặc 10-bit Pixel cho một kênh màu và không tương thích với cả DVI với HDMI . Kênh phụ hai chiều (AUX CH ) có tốc độ 1Mbit/giây được sử dụng cho những chức năng liên quan tới lệnh và điều khiển . Tín hiệu HDP ( Hot Plug Detect ) cũng được dùng nhưng là yêu cầu ngắt ( Interrupt ) khi có thiết bị cắm thêm vào .
Giao diện điện tử của DisplayPort cũng tương tự như lớp vật lí PCI Express và đầu nối của nó siêu mỏng được thiết kế để hỗ trợ cả hai kết nối bên trong với bên ngoài của màn hình hiển thị . Nó có thể hỗ trợ tới 4 đầu nối với chiều dài Cable là 15m . Dell , HP và Lenovo cũng nằm trong số những nhà sản xuất đề xuất nên VESA hy vọng những nhà sản xuất máy tính xách tay sẽ sử dụng nó cho kết nối tới LCD từ Mainboard – dễ dàng để nâng cấp – cũng tương tự hỗ trợ cho những màn hình hiển thị chuẩn .
DisplayPort cũng có công nghệ Bảo vệ chống Copy nhưng không bắt buộc và nó khác với HDCP của Intel đã được dùng cho HDMI với DVI . Hệ thống DPCP (DisplayPort Copy Protection ) do hãng Philips phát triển dùng mã hoá 128-bit AES (Advanced Encryption Standard ) , là một kiểu mã hoá , an toàn hơn so với 40-bit được sử dụng trong HDCP . Nó cũng sử dụng những khoá để thiết lập những phiên kết nối ( mỗi phiên mã hoá được sử dụng độc lập ) cũng như là kiểm tra trạng thái gần nhất của bên Phát và bên Nhận để đảm bảo những người dùng không gửi nội dung lên mạng Internet .
Không lâu sau khi VESA tiết lộ DisplayPort một số nhà sản xuất lớn khác lại đề xuất chuẩn UDI (Unified Display Interface – Giao diện hiển thị hợp nhất ) , không như DisplayPort , UDI được thiết kế tương thích với cả HDMI và DVI .
UDI – (Unified Display Interface )
Nhóm quan tâm đặc biệt tới UDI được thành lập vào tháng 12 năm 2005 bao gồm những thành viên như : Silicon Image Inc., Intel, Apple Computer, LG, Samsung và nVidia . Nhóm này hoàn thành tính năng kỹ thuật của UDI phiên bản V1.0a trong tháng 7 năm 2006 , đã đề xuất giao diện Video tín hiệu số mà cải tiến từ chuẩn DVI hiện tại và có giá thành thấp hơn và tương thích với những kiểu màn hình hiển thị sử dụng giao diện HDMI và DVI .
UDI được thiết kế cho riêng dùng với màn hình vi tính và những nhà sản xuất Card màn hình , trái ngược với HDMI được nhắm tới những thiết bị điện tử dân dụng Multimedia với độ nét cao như màn hình TV và những thiết bị chạy DVD . UDI tương tự như DVI và không tương tự như HDMI và DisplayPort ở chỗ UDI không tương thích với Audio .
UDI cũng như HDMI đó là hỗ trợ hệ thống chống việc sao lưu bất hợp pháp HDCP . Tuy nhiên lại không như HDCP ở chỗ nó không có những khoá HDCP . Nó được thiết kế nhắm tới những thiết bị giá thành thấp điều đó có nghĩa là HDCP không thực hiện được với UDI ..
UDI bao gồm hai liên kết đó là UDI Data Link và UDI Control Link . UDI Data Link là liên kết tốc độ cao theo một hướng duy nhất được dùng để truyền dữ liệu từ nguồn cung cấp . Nó bao gồm một hoặc ba cặp dữ liệu khác nhau hoặc còn gọi là đường dữ liệu ( Lane ) , thêm vào đó là cặp xung nhịp trong trường hợp External Profile . Dữ liệu được mang trên đường truyền dữ liệu ( Lane ) là những kí hiệu được mã hoá . Tốc độ những kí hiệu thường là tốc độ trực tiếp của dữ liệu Pixel của Video , phụ thuộc vào định dạng của Pixel và độ rộng của đường truyền . Tốc độ những kí hiệu của UDI có thể từ 25MHz tới tần số lớn nhất được xác định bởi khả năng của nguồn tín hiệu với bên nhận . Những Pixel Video là mà hoá RGB và độ sâu của màu có thể 18 , 24 , 30 , hoặc 36-bit cho một Pixel . Giao diện điện được dựa trên những cặp tín hiệu AC (Alternating Current ) khác nhau , cho phép tạo nên những sự chênh lệch DC ( Direct Current) khác nhau giữa bên Nguồn tín hiệu với bên Nhận và tương thích với những yêu cầu của HDMI .
UDI Control Link là liên kết tốc đọ thấp hai hướng dùng để truyền thông tin điều khiển , trạng thái… UDI Source đọc những thông tin phản hồi từ Sink để biết định dạng Video nào mà Sink hỗ trợ . UCL cũng được dùng như là một sự lựa chọn cho công nghệ HDCP .
Liên kết điều khiển cũng bao gồm tín hiệu hỗ trợ thêm như : UDI_HPD , hai đường cấp nguồn , UDI_EPwr và UDP_APwr .
Tin hiệu UDI_HDP chỉ ra cho UDI Source biết có Sink đang tồn tại và cung cấp tín hiệu từ Sink tới Source .
Tín hiệu UDI_EPwr cung cấp nguồn tối thiểu từ Source cho Sink để đọc những khả năng của Sink gắn với những liên kết và để tương thích với những Sink HDMI trên những liên kết bên ngoài . Những kết nối bên ngoài , là năng lượng phụ cao hơn được cung cấp trên chân UDI_APwr để cung cấp nguồn hoạt động cho những thiết bị bên ngoài như Repeater .
Kết nối UDI sẽ có một hàng gồm 22 tiếp điểm , nhìn gần giống như với đầu cắm USB . 3 trong số 22 tiếp điểm sẽ không có dây nối nhưng được thiết kế để dành riêng cho những khả năng sẽ có trong tương lai . Đầu cắm bên Truyền và bên Nhận hơi khác nhau một chút và Cable chỉ vừa với một đầu mà không thể cắm lẫn được ..