Không phải tất cả những tụ điện đều được sản xuất như nhau . Những Tụ hoá của Nhật và thể rắn ( Solid ) có chất lượng tốt hơn , Giới thiệu

Không phải tất cả những tụ điện đều được sản xuất như nhau . Những Tụ hoá của Nhật và thể rắn ( Solid ) có chất lượng tốt hơn , tránh những hiện tượng liên quan tới những vấn đề do những Tụ điện chất lượng kém gây ra , tăng tuổi thọ của những linh kiện , nhất là khi làm việc với nhiệt độ cao như bên trong bộ nguồn . Trong bài này sửa máy tính sẽ hướng dẫn bạn làm thế nào để nhận biết được Tụ điện của Nhật và tại sao chúng lại có chất lượng tốt hơn .

 
Hình 1 : Những Tụ điện thông thường và kiểu Solid

Để bạn hiểu tại sao những Tụ điện Solid và của Nhật tốt hơn , chúng ta sẽ xem Tụ điện là gì và chúng được chế tạo như thế nào . Các bạn cũng sẽ thấy những Tụ điện Solid bằng nhôm nhưng được đóng gói theo cách khác nhau mà thôi .

Mục đích chính của Tụ điện là để lưu trữ năng lượng . Tổng số năng lượng có thể lưu trữ có thể thông qua một đơn vị có tên gọi Farad ( F ) . Những Tụ điện dùng trong những thiết bị điện tử dân dụng được đo bằng đơn vị thấp hơn rất nhiều so với Fara , thông thường là pico Fara ( pF ) . 1pF = 0,000.000.000.001 F .

  • Những Tụ điện cỡ pF thông thường là những Tụ gốm

  • Những Tụ điện cỡ nF ( nano Farad  , 1nF = 0,000.000.001 F ) thông thường là những Tụ bằng Polyester

  • Những Tụ điện cỡ µF ( micro Farad , 1µF = 0,000.001 F ) thông thường là những Tụ điện phân hay còn gọi là Tụ hoá .

Tụ điện được sản xuất bằng cách đặt hai lá Kim loại song song với nhau và giữa chúng là chất Điện môi . Phụ thuộc vào chất Điện môi mà những Tụ điện có thể lưu trữ nhiều hay ít năng lượng , và vật liệu được dùng sẽ là tên tương ứng của Tụ điện .

Như đã mô tả ở trên , những Tụ hoá có thể lưu trữ nhiều năng lượng hơn những Tụ điện Polyester và những Tụ Polyester lại lưu trữ nhiều năng lượng hơn những Tụ gốm . Chúng ta nên nhớ rằng tụ điện có thể lưu trữ nhiều năng lượng không phải là tốt hơn Tụ điện có thể lưu trữ ít năng lượng . Mỗi điện dung ( Tổng số năng lượng được lưu trữ ) có những ứng dụng khác nhau .

Tụ hoá được sản xuất bằng cách đặt hai lá nhôm song song với nhau và ở giữa chúng là vật liệu ướt làm chất điện phân ( có nghĩa là vật liệu ở dạng lỏng ) . Nó tương tụ như miếng bánh Sandwich được cuộn lại .

Tất cả vấn đề của Tụ hoá chính là chất điện phân bị khô , làm giảm giá tri của Tụ điện ( có nghĩa là làm cho nó mất khả năng lưu trữ điện năng ) , đó là nguyên nhân trục trặc trên mạch điện .

Ví dụ : Một trong những ứng dụng thông thường nhất của Tụ hoá chính là trong mạch lọc và nếu Tụ điện kém thì khả năng lọc kém và khiến cho mạch lọc bị sai chức năng . Trong bộ nguồn máy tính nếu tâng lọc mà làm việc kém sẽ tạo ra điện áp đầu ra dao động thất thường và có thể đó là nguyên nhân mà bị cháy Motherboard , ổ cứng …

Như vậy bạn có thể hình dung ra , chất lỏng bên trong Tụ hoá sẽ chỉ bị khô nếu Tụ điện không được bịt kín hoàn toàn hoặc Tụ điện bị phơi ra ở nhiệt độ cao ( Khái niệm nhiệt độ cao tức là cao hơn 25oC ) .

Những không chỉ xảy ra với vấn đề trên mà nếu Tụ điện không kín thì chất lỏng bên trong có thể bị rò ra ngoài , và nó có thể thậm trí ăn mòn cả bảng mạch in tại vị trí Tụ điện được hàn trên mạch .

Những chất điện phân bên trong Tụ điện có thể bốc hơi ở nhiệt độ cao ,  hoặc nếu làm việc trong môi trường điện áp cao hơn cho phép cũng xảy ra tình trạng như vậy , khiến cho tạo một áp suất lên vỏ Tụ điện khiến cho Tụ điện bị phồng lên hoặc thậm trí bị nổ .

 
Tụ điện bị phồng rộp và bị chảy
 
Tất cả Tụ điện đều làm việc ở một Nhiệt độ và Điện áp nhất định . Nhiệt độ này thường khoảng 85º C (185º F) hoặc 105º C (221º F) . Giá trị này ghi trên Tụ điện càng lớn thì càng tốt . Nếu Tụ điện mà làm việc với môi trường mà những con số này vượt qua giá trị quy định của nó thì những vấn đề đã nêu trên có thể xảy ra . Tất nhiên dưới những mức trên thì sẽ không xảy ra trừ khi bạn hàn Tụ điện sai trị số .

Hai vấn đề chính của Tụ hoá chính là không kín và dùng chất điện phân tồi . Tụ không kín sẽ làm cho chất điện phân chảy ra ngoài hoặc bay hơi . Và chất điện phân tồi khiến cho nó bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ đã ghi ngoài vỏ của Tụ điện và sẽ ăn mòn vỏ Tụ điện khiến cho chất điện phân bị chảy ra ngoài .

Những tụ điện của Nhật rất nổi tiếng với chất lượng sản phẩm trên mức trung bình ( sử dụng chất điện phân tốt , hàn kín tốt ) , trong khi những Tụ điện của Trung Quốc có chất lượng kém do dùng chất điện phân và độ hàn kín rẻ tiền và đó cũng chính là vấn đề mà sửa máy tính đề cập tới .

Những Tụ điện Solid tránh được những vấn đề trên là do chúng được hàn rất kín . Việc nhận biết Tụ điện Solid rất dễ dàng  và chúng có hình thức bên ngoài khác với những Tụ hoá thông thường ( xem Hình 1 )
Nhận dạng trên nhãn

Vấn đề chính của những Tụ điện không ghi “Made in “ hoặc một cái gì đó tương tự trên thân . Điều đó khiến cho việc nhận biết nước sản xuất rất khó khăn . Một số nhà sản xuất không in tên của mình mà chỉ có Logo mà thôi . Trong một số trường hợp điều này cũng khong có nốt . Một số Logo có tên nhà sản xuất trên đó ( như Sanyo ) nhưng hầu hết chúng đều không có ( xem ví dụ thực tế trong Hình 2 ) . Một số nhà sản xuất chỉ in Series của Tụ điện ( như Tụ điện của Chemi-Con ) , và bạn sẽ phải đủ thông minh để biết số được in thuộc Series nào và sau đó timì ra nhà sản xuất .

 
Hình 2 : Những nhãn hiệu thông thường có trên Tụ hoá .

Nếu bạn có khả năng giải mã Logo của nhà sản xuất hoặc biết công ty dựa vào Series trên Tụ điện , bạn sẽ có khả năng tìm ra nó được sản xuất tại nước nào .  Như vậy nghe có vẻ quá là phức tạp và hầu hết chúng ta không thể dò tìm được công việc này .

Nhưng đừng lo vì trong bài này sửa máy tính cung cấp cho bạn bảng có thông tin của hầu hết những nhà sản xuất Nhật bản và làm thế nào để nhận biết Tụ điện của họ . Tất nhiên còn có rất nhiều nhà sản xuất khác của Nhật nhưng sửa máy tính chỉ liệt kê những nhà sản xuất chung nhất cho linh kiện PC có trong bộ nguồn , trên Motherboard , đó là hai bộ phận chính mà liên quan tới chất lượng của Tụ điện .

Danh sách Tụ điện của Nhật

Bảng bên dưới sưu tập danh sách những nhà sản xuất Tụ điện của Nhật chung nhất mà có trong bộ nguồn và Motherboard .

Dấu hiệu

Nhà sản xuất

Hình chữ nhật trống ( như Hình 3 )

KZE, KZJ, KZG

Logo có trong Hình 2

[M]

Rubycon

Sanyo

TK

 
Hình 3 : Tụ điện thông thường của Chemi-Con ( Logo là hình chữ nhật trống )

 
Hình 4 : Tụ điện của Toshin Kogyo ( TK )

 
Hình 5 : Tụ điện của Panasonic ( Logo là chữ [M] có nghĩa là Matsushita )

 
Hình 6 :Tụ điện của Sanyo

 
Hình 7 : Tụ điện của Rubycon

Danh sách Tụ điện của Đài Loan và Trung Quốc

Nếu Tụ điện không có trong danh sách trước thì cũng có thể của Đài Loan hoặc Trung Quốc . Bên dưới là sưu tập danh sách những nhà sản xuất Tụ điện trên mà có trong bộ nguồn và Motherboard . Tất nhiên trong danh sách đó chưa hoàn toàn là đầy đủ nhưng sẽ trợ giúp cho các bạn một phần nào đó

Dấu hiệu

Nhà sản xuất

Xuất xứ

Fcon

?

KSC

?

GSC

Đài Loan

Evercon

Đài Loan

G-Luxon

Đài Loan

Lelon

Đài Loan

NXC

NXC

?

OST

Đài Loan

RLX

Đài Loan

TEAPO

Đài Loan

Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43