Trong quá trình Tư vấn thời gian gần đây sửa máy tính thường được hỏi “ Sự khác nhau giữa LED và LCD “ dưới đây là những phần mà sửa máy tính muốn giải đáp để hỗ trợ thêm cho người tiêu dùng .
LCD được viết tắt từ Liquid Crystal Display – Mà hình tinh thể lỏng . LCD là sự phát triển nâng cấp từ loại màn hình CRT ( Cathode Ray Tube ) được dùng từ nhiều năm trước kia và hiện giờ vẫn còn có một số người ưa thích dùng CRT hơn LCD . LCD nói một cách đơn giản là dùng tinh thể lỏng để thể hiện những gì mà bạn thấy trên màn hình . Những tinh thể hoạt động như là màn chắn sáng ánh sáng phía sau , nó cho phép ánh sáng đi qua tới người dùng hoặc ngăn nó lại . Bằng cách đó nó cho phép những điểm ảnh ( Pixel ) thể hiện những màu sắc tương ứng những gì bạn sẽ thấy trên màn hình .
Những màn hình LCD dùng các kiểu ánh sáng chiếu sau ( Backlit ) khác nhau . Hầu hết những màn hình LCD cách đây vài năm trước dùng ống CCFL ( Cold Cathode Florescent ) được lựa chọn để làm ánh sáng chiếu sau .
Ngày nay nhiều nhà sản xuất màn hình đã tận dụng công nghệ chiếu sau bằng LED cho màn hình LCD .
Để hiểu LED-Backlit , bạn sẽ cần hiểu 3 kiểu hiện nay đang được dùng trong những màn hình máy tính mới .
Những kiểu LED-Backlit
Kiểu đầu tiên là những ánh sáng chiếu sau xuất phát từ gờ màn hình ( Edge-Lit ) dùng LED Trắng ( WLED ) hoặc EL-WLED . Đây là kiểu LED-Backlit được dùng hầu hết trong những màn hình hiện nay . Điều này đòi hỏi những WLED được gắn liên kết dọc theo cạnh của ma trận màn hình ngay phía sau mảng tinh thể lỏng .
Dùng khuếch tán đặc biệt , ánh sáng sẽ bao phủ toàn bộ màn hình . Nhiều nhà sản xuất màn hình mới đây đã cải tiến công nghệ này nên chỉ cần một gờ gắn LED mà không cần phải gắn trên cả 4 gờ như trước .
Giải pháp EL-WLED là rẻ tiền nhất và nhỏ nhất trong cả ba công nghệ nên vì thế có thể giải thích tại sao lại được dùng một cách rộng rãi . Những màn hình máy xách tay , HDTV đang ưu tiên dùng công nghệ này .
Kiểu thứ hai của công nghệ LED-Backlit là RGB LED . Thay vì dùng LED Trắng trên gờ của màn hình như công nghệ trước , những LED RGB được bao phủ toàn bộ Panel tinh thể lỏng .
Mỗi ánh sáng được tạo ra bằng sự kết hợp giữa các màu Đỏ ( R ) , Xanh lục ( G ) và Xanh lam ( B ) . Điều đó cho phép màn hình hiển thị được nhiều Gam màu sắc hơn với nhiều máu chính xác hơn so với màn hình dùng WLED .
Tuy nhiên công nghệ dùng RGB LED chiếu sau lại quá đắt và không có phép có thiết kế mỏng . Màn hình HP DreamColor LP2490zx dùng công nghệ RBG LED Backlit có giá 3500$ và Panel có kích thước dày khoảng 2.25-inch trong khi đó màn hình Samsung PX2370 có độ dày của Panel là 0.6-inch có giá thành chỉ 300$ .
Kiểu cuối cùng là WLED trên lớp mảng mỏng phủ toàn bộ màn hình . Nó tương tự như cách RBG LED nhưng thay vào đó dùng WLED . Hiện tại công nghệ này hay được sử dụng trong những màn hình HDTV .
Dưới đây là những lợi ích của những màn hình LCD LED-Backlit so với LCD CCFL
Màn hình LED-Backlit có nhiều Gam màu và cung cấp nhiều màu chính xác hơn
Gam màu sắc được điều khiển bởi những bộ lọc màu của màn hình và phổ ánh sáng phát ra của ánh sáng chiếu sau .
Những LCD CCFL thông thường hiển thị được 72-102% phạm vi màu NTSC thì RGB LED đạt được tới 114% . EL-WLED không hiển thị được Gam màu cao và thông thường chỉ khoảng 68% màu NTSC .
Khi nói tới độ chính xác của màu , trước khi đề cập tới ánh sáng chiếu sau có thể là một nhân tố trong độ chính xác của màu , thì đầu tiên phải nói tới màn hình phải có khả năng tạo ra độ sâu của Bit màu cao .
Gam màu sắc là cho biết phạm vi màu sắc màn hình có khả năng tạo ra , còn độ sâu của Bit màu xác định có bao nhiêu ngưỡng của màu bên trong phạm vi đó .
Ví dụ màn hình HP DreamColor LP2480zx dùng Panel 10-bit , theo lí thuyết cho phép tạo ra được 1.07 tỉ màu khác nhau . Hầu hết những màn hình hạn chế dùng những Panel 6-bit , chỉ cho phép tới 262.000 màu , nhưng những nhà sản xuất không trung thực cứ nói quá lên tới 16.2 triệu màu .
Dùng RGB LED làm ánh sáng chiếu sau có thể cung cấp phổ màu sắc gần với bộ lọc màu chính trong những Pixel LCD . Điều đó cho phép tạo ra màu sắc cực kì chính xác với màu nó sử dụng . Mỗi RGB LED riêng biệt có thể tạo ra được những màu sắc rực rỡ nhất , WLED không làm được như vậy .
Những màn hình LED-Backlit thường là siêu mỏng
Những loại màn hình LED-Backlit siêu mỏng đều dùng WLED và nó phù hợp giữa giá cả và hiệu suất . RGB LED cung cấp màu sắc hoàn hảo hơn nhưng lại quá tốn kém .
LED-Backlit tiêu thụ điện năng ít hơn
Với WLED mức độ tiêu thụ điện năng thấp . Yếu tố quan trọng nhất ánh hưởng tới mức độ tiêu thụ điện năng của màn hình đó chính là kích thước màn hình và ánh sáng chiếu sau .
Khảo sát mức độ tiêu thụ điện năng của hầu hết những màn hình hiện nay thì những màn hình LED đạt mức đánh giá là “Tốt” .
LED-Backlit ít ảnh hưởng tới môi trường
Thành phần chế tạo bằng công nghệ CCFL có dùng những vật liệu kim loại nặng có chứa hàm lượng chất độc lớn nguy hiểm cho môi trường . LED lại không chứa những thành phần như vậy và có khả năng dễ dàng tái chế .