Cùng với việc AMD/ATI giới thiệu CrossFire X và NVIDIA cho ra mắt SLI 3-Way , thì cũng là thời điểm tốt để chúng ta có thể so sánh những đặc điểm nối bật của hai công nghệ này , mà chúng đều có mục đích cho phép những Card màn hình được kết nối với nhau để thực hiện song song với nhau và tăng hiệu suất trong Game . SLI

 Đầu tiên chúng ta bàn tới SLI , nó cũng là công nghệ đầu tiên được giới thiệu .

 

SLI ban đầu do 3dfx giới thiệu trong năm 1998 với Card màn hình Voodoo 2 . Tại thời gian đó SLI có nghĩa là Scan Line Interleaving và làm việc bằng cách cho mỗi GPU xử lí một nhóm dòng quét màn hình ( một GPU xử lí những dòng lẻ , một GPU khác xử lí những dòng chẵn ) . NVIDIA đã mua lại 3dfx vào 19 tháng Tư 2001 và giới thiệu khái niệm đã được cập nhật cho những Card màn hình của mình trong tháng Sáu 2004 và đổi tên SLI thành Scalable Link Interface .

 

SLI có thể làm việc theo những kiểu sau

 

·SFR ( Split Frame Rendering ) , theo cách này mỗi khung hình bị chia thành hai và mỗi nửa được gửi tới những GPU khác nhau để xử lí . Nó là kiểu được dùng với cấu hình SLI với 02 Card màn hình .

 /

·AFR ( Alternate Frame Rendering ) , với phương pháp này mỗi GPU xử lí đầy đủ một khung hình , trong khi một GPU xử lí khung hình hiện thời thì GPU kia đang xử lí khung hình tiếp theo . Do vậy khi khung hình đầu tiên được hiển thị thì khung hình thứ hai tiếp theo đang hoặc đã xử lí xong . Kiểu này sử dụng với cấu hình SLI 3-Way .

 

 /

·AFR trong SFR , được dùng với hệ thống Quad SLI . Trong đó hai GPU xử lí khung hình đầu tiên theo phương thức SFR trong khi đó hai GPU khác xử lí khung hình thứ hai tiếp theo cũng theo phương thức SFR .

 

 /

·SLI AA ( Anti-Aliasing ) . Kiểu này không phải tăng hiệu suất trong Gam mà được đưa ra với mục đích tăng chất lượng hình ảnh . Trên thực tế trong kiểu này Game sẽ chạy chậm hơn nhưng cho chất lượng hình ảnh cao hơn . Trong khi với một Card màn hình , bạn có thể thông thường dùng kiểu AA 4x hoặc 8x thì với SLI thì giá trị này sẽ là 8x , 16x hoặc 32x , phụ thuộc vào kiểu cấu hình SLI . Hiện tại kiểu này chưa được sử dụng trong Windows Vista .

 

Hiện tại SLI chỉ có trong những Card màn hình với chuẩn giao diện PCI Express và bạn cần phải có Motherboard có hai ( hoặc ba , trong trường hợp cấu hình SLI 3-Way ) khe cắm PCI Express và Motherboard phải dựa trên Chipset của NVIDIA ( nForce ) ( trừ trường hợp với nền tảng SkullTrail do Intel sắp đưa ra trong tương lai gần ) .

 

Một điều chúng ta nên nhớ rằng tuỳ thuộc vào Chipset mà những khe PCI Express chỉ có thể chạy với tốc độ x8 khi cho phép chạy  cấu hình SLI ( tốc độ này sẽ tăng lên về sau ) .

 

Việc trao đổi thông tin giữa hai Card màn hình thông qua một kết nối riêng gọi là cầu SLI , SLI Bridge , Do đó thông thường những Card màn hình không sử dụng Bus PCI Express để truyền dữ liệu giữa chúng – và đó là nguyên nhân tại sao dùng khe PCI Express x8 không có vấn đề gì khi chạy với cấu hình SLI .

 /

 Kết nối SLI trong những Card màn hình GeForce

 

Loại trừ những Card màn hình chủ đạo từ GeForce 6600 ( trừ dòng 6600 GT ) , 7100 và dòng 7300 với cấu hình SLI lại sử dụng Bus PCI Express để trao đổi thông tin giữa hai Card màn hình , vì thế nó lại không cần sử dụng SLI Bridge .

 

 /

 SLI Bridge

 

Ban đầu để sử dụng được cấu hình SLI thì phải cần những Card màn hình giống hệt nhau : cùng GPU , cùng nhà sản xuất và thậm trí cùng cả phiên bản BIOS . Kể từ khi những Driver của GeForce do NVIDIA phát hành thì với SLI có thể sử dụng được những Card màn hình của những nhà sản xuất khác nhau nhưng chúng phải có cùng GPU . Quy luật này phù hợp cho tất cả cấu hình SLI ( SLI Quad SLI và SLI 3-Way ) .

 

Tất cả những Card màn hình từ GeForce 6600 đều hỗ trợ SLI , nhưng chỉ có GeForce 8800GTX và GeForce 8800 Ultra mới hỗ trợ SLI 3-Way . Mode này sử dụng Bridge mới cho những CArd màn hình phải có 02 kết nối SLI

 /

 

Hình 6 : Bridge SLI 3-Way

 

Quad SLI lại không sử dụng 04 Card màn hình , nhưng lại sử dụng 02 Card màn hình GeForce 7950GX2 mà trên mỗi Card màn hình lại có 02 GPU . Với cấu hình Quad SLI có thể cạnh tranh được với cấu hình CrossFire X , hỗ trợ tới 04 Card màn hình , trong tương lai .

 

Chỉ có một vấn đề với SLI thì chỉ cho phép một đầu ra Video cho kiểu này . Do đó bạn không thể  sử dụng nhiều màn hình mà chỉ sử dụng được một màn hình hiển thị với cấu hình SLI .

 

Theo lí thuyết SLI sẽ làm cho hiệu suất Game tăng lên gấp đôi nhưng thực tế lại không xảy ra như vậy . SLI cải thiện hiệu suất một số Game tốt hơn nhưng lại không phải là tất cả Game đều tăng .

 

Tóm tắt SLI

 

Bảng bên dưới cho phép bạn xem nhanh về những kiểu SLI
Mode
Những Card màn hình được hỗ trợ

Độ phân giải cao nhât

SLI AA Max

SLI
Từ GeForce 6600
Tất cả GeForce 7
Tất cả GeForce 8
2560×1600
16x
Quad SLI
GeForce 7950 GX2
2560×1600
32x
Three-way SLI
GeForce 8800 GTX
GeForce 8800 Ultra
2560×1600
Chờ để khằng định lại
Bên dưới bạn có thể tìm danh sách với tấ cả những Chipset mà hỗ trợ SLI trên Motherboard  .
Trong “PCI Express Mode “ sửa máy tính liệt kê tốc độ thực của những khe PCI Express x16 khi chạy cấu hình SLI . Các bạn nên nhớ rằng khi không chạy cấu hình SLI và bạn chỉ có một Card màn hình được lắp đặt thì khe PCI Express x16 sẽ làm việc với tốc độ đầy đủ x16 .
Chipset
Hỗ trợ SLI

PCI Express Mode
nForce 780i SLI
SLI, SLI
3-Way

02 khe PCI Express 2.0 x16, 01 khe PCI Express 1.0 x16
nForce 780a SLI
SLI, SLI
3-Way

01 khe PCI Express 2.0 x16, 02 khe PCI Express 1.0 x8
nForce 750i SLI
nForce 750a SLI
SLI
02 khe PCI Express 2.0 x8
nForce 680i SLI
SLI, SLI
3 – Way

02 khe PCI Express 1.0 x16, 01 khe PCI Express 1.0 x8
nForce 680i LT SLI
nForce4 SLI X16
nForce Professional 3600 and 3050
nForce Professional 2200 and 2050
SLI
02 khe PCI Express 1.0 x16
nForce 590 SLI
SLI, Quad SLI
02 khe PCI Express 1.0 x16
nForce 650i SLI
nForce 570 SLI
nForce 570 LT SLI
nForce 560 SLI
nForce 500 SLI
nForce4 SLI
nForce4 SLI XE
nForce Professional 3600
nForce Professional 3400
nForce Professional 2200
SLI
02 khe PCI Express 1.0 x8

 CrossFire

Hiển nhiên AMD/ATI là đối thủ của NVIDIA không thể đi sau khi phát hành công nghệ tương tự  để làm việc với những Card màn hình dựa trên Chip AMD/ATI .
Sự thuận lợi chính của CrossFire hơn hắn so với SLI ở chỗ với CrossFire những Card màn hình không cần dựa trên cùng một Chip GPU nhưng đề làm việc được với nhau chúng phải cùng chung một họ sản phẩm .
CrossFire có thể dùng theo những Mode như sau để tái tạo lại hình ảnh
·

 /

·

 /

··Cũng như SLI , CrossFire chỉ dùng cho những Card màn hình PCI Express và Motherboard của bạn phải có 02 khe PCI Express x16 ( hoặc 04 khe với cấu hình CrossFireX ) . Mothertboard của bạn phải dựa trên Chipset Intel hoặc AMD/ATI .

Bạn nên nhớ rằng tuỳ thuộc vào Chipset mà những khe PCIe x16 chỉ có thể chạy với tốc độ x8  với cấu hình CrossFire .
Khi kiểu CrossFire làm việc thì chỉ có một đầu ra Video sử dụng được , do đó bạn cũng không thể có nhiều màn hình hiển thị trong Mode này và chỉ dùng được duy nhất một màn hình .
Có ba thế hệ CrossFire : CrossFire , Native CrossFire và CrossFireX .
Thế hệ CrossFire đầu tiên có hai vấn đề chính . Đầu tiên chúng yêu cầu một Card màn hình là Master gọi là CrossFire Edition mà khác với những Card màn hình thông thường . Card màn hình CrossFire Edition có thêm Chip hỗ trợ cho cấu hình CrossFire ( tên gọi “ Compositing Engine “ ) . Ví dụ có Card màn hình Radeon X850 CrossFire Edition và Card màn hình Radeon X850 thông thường là hai loại khác nhau . Bạn không thể dùng hai Card Radeon X850XT thông thường trong cấu hình CrossFire mà bạn phải có một Card màn hình đặc biệt CrossFire Edition .
Vấn đề thứ hai mà bạn cần là Cable mở rộng bên ngoài để nới tới những Card màn hình . Cable này nối đầu ra DVI từ Card “Slave” tới đầu nối gọi là DMS-59 ( hoặc đơn giản chỉ gọi là DMS ) , mà có cùng kích thước với DVI nhưng có nhiều chân hơn , hoặc tới đầu nối gọi là VHDCI (Very High Density Cable Interconnect ) , mà đầu nối ban đầu được dùng cho những thiết bị SCSI , trên Card màn hình “Master” .
CrossFire có thể tăng độ phân giải lên cao nhất là 2560 x 1600 cùng mức với SLI

/

 Những Card CrossFire thế hệ đầu tiên được nối với nhau qua Cable ngoài .
/
Đầu nối DMS-59 bên trái và VHDCI bên phải trên những Card màn hình Master ( “CrossFire Edition “ )
Như chúng ta đã đề cập với CrossFire không cần những Card màn hình phải giống nhau . Dưới đây là bảng danh sách những Card màn hình có thể kết hợp với nhau , nhưng những Card màn hình ‘Slave” phải cùng họ với những Card màn hình “Master” .
Do đó bạn không thể dùng Card màn hình Radeon 1900 CrossFire Edition kết hợp với Radeon X1800 XL thành cấu hình CrossFire được
Card màn hình

thứ nhất

Card màn hình

thứ hai

Đầu nối

Radeon X1950 CrossFire Edition
Radeon X1900 CrossFire Edition
Radeon X1950 XTX
Radeon X1950 XT
Radeon X1900 XTX
Radeon X1900 XT
VHDCI
Radeon X1800 CrossFire Edition
Radeon X1800 XT
Radeon X1800 XL
Radeon X1800 GTO
VHDCI
Radeon X850 CrossFire Edition
Radeon X850 XT Platinum Edition
Radeon X850 XT
Radeon X850 Pro
DMS-59
Radeon X800 CrossFire Edition
Radeon X800 XT Platinum Edition
Radeon X800 XT
Radeon X800 XL
Radeon X800 Pro
Radeon X800
DMS-59

CrossFire và CrossFire X

Thế hệ thứ hai của CrossFire có tên gọi Native CrossFire để giải quyết hai vấn đề chính của thế hệ trước : yêu cầu một Card màn hình làm “Master” và Cable nối ngoài .
Bên trong Chip của tất cả những Card màn hình hỗ trợ Native CrossFire và CrossFireX đều tích hợp linh kiện sẵn vì thế không yêu cầu Card “Master” như với CrossFire trước kia . Cable nối ngoài được thay thế bằng cầu ( Bridge ) tương tự như đã dùng với SLI Bridge . Thông thường hai Bridge được dùng để nối tới các Card và mỗi Card phải có hai đầu nối này .
/
Đầu nối Native CrossFire trong Card màn hình Radeon

/ 

Bridge cho Native CrossFire . Bạn cần sử dụng hai đầu nối như vậy
Những Card màn hình chủ đạo của AMD/ATI cũng dùng giống như cách làm của NVIDIA : những Card màn hình được nối với nhau qua Bus PCI Express mà không yêu cầu Bridge ngoài .
Native CrossFire tăng độ phân giải lên cao nhất là 2560 x 2048 .
Bảng bên dưới liệt kê danh sách những Card màn hình có thể kết hợp dùng Native CrossFire , và cột cho thấy có cần thiết để sử dụng Bridge hay không . Do đó bạn cũng không thể sử dụng Radeon HD 2900 Pro với Radeon HD 2600 XT với nhau được .
Card màn hình

thứ nhất

Card màn hình

thứ hai

Yêu cầu Bridge

Radeon HD 3870
Radeon HD 3850
Radeon HD 3870
Radeon HD 3850
Radeon HD 2900 XT
Radeon HD 2900 Pro
Radeon HD 2900 XT
Radeon HD 2900 Pro
Radeon HD 2600 XT
Radeon HD 2600 Pro
Radeon HD 2600 XT
Radeon HD 2600 Pro
Radeon HD 2400 XT
Radeon HD 2400 Pro
Radeon HD 2400 XT
Radeon HD 2400 Pro
Radeon X1950 Pro
Radeon X1950 Pro
Radeon X1950 GT
Radeon X1950 GT
Radeon X1650 XT
Radeon X1650 XT
Radeon X1650 Pro
Radeon X1650
Radeon X1600 XT
Radeon X1600 Pro
Radeon X1650 Pro
Radeon X1650
Radeon X1600 XT
Radeon X1600 Pro
Không
Radeon X1550
Radeon X1550
Không
Radeon X1300 XT
Radeon X1300 XT
Không
Radeon X1300 Pro
Radeon X1300
Radeon X1300 Pro
Radeon X1300
Không
Cuối cùng là thế hệ thứ ba với tên gọi CrossFireX . Nó là kết nối Native CrossFire mà cho phép bạn nối tới 04 Card màn hình dựa trên những Chip AMD/ATI . Những kết nối và Bridge y hệt như Native CrossFire nhưng khác nhau cách nối với nhau như thế nào  .

/ 

CrossFireX
Hiện tại chỉ có Card màn hình Radeon HD 3870 và Radeon HD 3850 là hỗ trợ cho CrossFireX trên nền tảng AMD Spider . Tất nhiên lúc đó bạn cũng cần Motherboard với ba hoặc bốn khe PCI Express để cắm nhiều Card màn hình .

Bài viết liên quan
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43
ĐẶT LỊCH
MIỄN PHÍ
HOTLINE
09 241 242 43