Vai trò của tấm nền
Tấm nền màn hình hay còn gọi là tấm màn tinh thể lỏng, nó sẽ quyết định phần lớn số lượng màu sắc được hiển thị, cùng với đó là độ chính xác, tốc độ làm mới hình ảnh.
Chính vì vậy, vai trò của tấm nền màn hình rất quan trọng và không thể thiếu, việc lựa chọn chủng loại tấm màn cũng vậy.
Có 3 loại tấm nền phổ biến hiện nay: Tấm nền TN, tấm nền IPS và tấm nền VA.
– Tấm nền TN là loại nền có tuổi thọ lớn nhất cho đến thời điểm hiện tại. Khả năng tái tạo màu sắc và góc nhìn của chúng khá kém.
– Tấm nền IPS được ra đời như là một đột phá, loại bỏ những điểm yếu cố hữu trên tấm nền TN. Khả năng hiển thị độ sáng và trung thực màu sắc tốt với góc nhìn lên tới 178 độ.
– Cuối cùng là tấm nền VA, có thể coi đây là đứa con của TN và IPS. Nó có khả năng hiển thị màu sắc trung thực, đẹp hơn TN nhưng không bằng IPS.
1.Tìm hiểu về tấm nền IPS
Tấm nền IPS là gì?
Màn hình IPS (InPlane Switching) là công nghệ đang được ưa chuộng nhất trên thị trường, sử dụng rộng rãi trên các thiết bị màn hình phổ biến hiện nay như: màn hình TV, màn hình điện thoại thông minh, màn hình máy vi tính,…
Nó được sản xuất chủ yếu để khắc phục những hạn chế từ tấm nền TN, IPS đem lại cho bạn màu sắc hiển thị sống động với góc nhìn đa dạng.
Ưu điểm:
- Màn hình IPS tái hiện hình ảnh rõ ràng, màu sắc chính xác với góc nhìn rộng lên đến 178 độ.
- Khi bạn chạm tay vào màn hình sở hữu tấm nền IPS, hiện tượng lóe sáng, xuất hiện các điểm ảnh sẽ không xảy ra. Điều đó chứng tỏ tấm nền IPS mang độ bền hơn hẳn so với các loại nền khác.
- Khi nhìn ở góc hẹp hoặc rộng hơn thì chất lượng hình ảnh và màu sắc hiển thị không bị thay đổi nhiều.
Nhược điểm:
Tỏa nhiệt nhiều do sử dụng đèn nền hắt sáng, vì thế tốn năng lượng hơn 15% so với màn hình TN.
Cách nhận biết màn hình dùng tấm nền IPS:
Cách nhận diện chính xác nhất là góc nhìn, nếu bạn nhìn vào một chiếc màn hình và thay đổi góc nhìn từ trái sang phải, trên xuống dưới mà vẫn không có thay đổi gì nhiều về độ nét, màu sắc thì đó thực sự là thiết bị dùng màn hình IPS.
Các sản phẩm sử dụng tấm nền IPS:
Hiện nay công nghệ màn hình IPS vẫn đang được trang bị trên nhiều sản phẩm công nghệ phổ biến như điện thoại, máy tính bảng hay laptop,…
Màn hình IPS được ứng dụng trên smartphone giá rẻ hoặc tầm trung ở các hãng từ Vivo, Samsung, OPPO, Huawei, Apple (iPad)… hoặc các dòng laptop phân khúc tầm trung đến từ Acer, Asus, Dell, Apple,…
Ngoài ra, trên các sản phẩm tivi cũng áp dụng công nghệ này giúp màn hình có độ bền cao hơn, cho góc nhìn rộng và đảm bảo độ hiển thị tốt nhất, có sự nhất quán về màu sắc và độ nét rõ.
Người dùng có thể ngồi xem tivi ở bất kì chỗ nào trong nhà vẫn thấy được màu sắc tự nhiên và chân thật của hình ảnh.
Xem thêm:
- Màn hình IPS là gì? Có trên sản phẩm nào? Ưu và nhược điểm?
- Công dụng của tấm nền IPS trên tivi LG
- Tấm nền IPS trái tim của chiếc Tivi
2.Tìm hiểu về tấm nền VA
Tấm nền VA là gì?
VA – được viết tắt từ Vertical Alignment. Được coi là một cảm hứng từ sự kết hợp giữa tấm nền IPS và tấm nền TN. Tấm nền VA sở hữu khả năng hiển thị màu sắc ở mức giữa khi so với TN và IPS (tức là tốt hơn TN nhưng lại không bằng IPS).
Ưu điểm:
- Tấm nền VA có tỷ lệ tương phản cao, tái tạo màu sắc tốt và góc nhìn rộng (gần như IPS)
- Tấm nền VA có khả năng hiện thị màu đen rất tốt
- Giá cả phải chăng.
Nhược điểm:
- Tuổi thọ không được kéo dài, màu sắc có thể bị thay đổi theo thời gian.
- Ngoài ra, thời gian phản ứng của tấm nền VA còn chậm, hình ảnh dễ dàng bị mờ khi chuyển động.
Cách nhận biết màn hình dùng tấm nền VA:
Có thể rất dễ dàng nhận ra, nếu màn hình dùng tấm nền VA thì khi người dùng gõ vào bề mặt thì màn hình sẽ bị loé sáng lên, khiến hình ảnh đang hiển thị sẽ bị lưu lại trong một thời gian ngắn.
Các sản phẩm sử dụng tấm nền VA:
Tấm nền VA được ứng dụng trên các dòng điện thoại phân khúc giá rẻ. Đặc biệt, tấm nền này được sử dụng ở đa dạng trên các màn hình cho dòng sản phẩm của Samsung và Sony.
3.Tìm hiểu về tấm nền TN
Tấm nền TN là gì?
Màn hình TN (Twisted Nematic), đây là màn hình sử dụng cấu trúc tinh thể và đã xuất hiện trên thị trường từ khá lâu.
Tấm nền này được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực màn hình quảng cáo dành cho những loại màn hình được hỗ trợ tính năng cảm ứng.
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- Tấm nền có tốc độ phản hồi nhanh, có thể đạt 1 ms.
- Màn hình TN còn cho phép hiển thị hình ảnh với tần số quét cao, có thể lên đến 240 Hz.
Nhược điểm:
Góc nhìn hẹp, tức là hình ảnh sẽ bị biến sắc, trở nên nhạt và khó thấy hơn nếu như người dùng không nhìn theo hướng trực diện.
Cách nhận biết màn hình dùng tấm nền TN:
Khi nhìn vào một chiếc màn hình và thay đổi góc nhìn từ trái sang phải, trên xuống dưới, nếu màu sắc biến đổi, hình ảnh trở nên nhòe hơn, nhạt hơn khi thay đổi góc nhìn thì đích thực đó là màn hình TN.
Các sản phẩm sử dụng tấm nền TN:
Màn hình TN là một lựa chọn tối ưu hơn về kinh tế. Tấm nền TN được sử dụng phổ biến trên các dòng tivi nằm ở phân khúc giá rẻ.
Đặc biệt, trên thị trường có nhiều màn hình trang bị tấm nền TN cho việc chơi game vì đơn giản nó có tốc độ phản hồi khá nhanh (1ms) mà hiện tại màn hình IPS vẫn không thể đạt được. Điển hình như các dòng sản phẩm đến từ: LG, ASUS,…
4. Nên chọn màn hình có tấm nền nào phù hợp với nhu cầu sử dụng?
Việc lựa chọn sử dụng một trong ba loại tấm nền trên phần lớn dựa vào nhu cầu và khả năng cần thiết về mỗi tính năng của sản phẩm.
Mỗi tấm nền sẽ mang một điểm mạnh và điểm yếu khác nhau, hãy tìm hiểu kỹ về từng loại, từ đó đưa ra xem xét kỹ lưỡng về nhu cầu của bạn để đạt được những trải nghiệm tốt nhất từ sản phẩm.
Tổng kết:
- Tấm nền IPS cung cấp chất lượng hình ảnh tốt nhất và góc nhìn rộng nhất, nhưng về tốc độ lại có phần hạn chế.
- Tấm nền VA có tỷ lệ tương phản cao, tái tạo màu sắc tốt và góc nhìn rộng (gần như IPS), nhưng có thể bị lệch màu và không được nhanh như tấm nền TN.
- Các tấm TN có giá cả phải chăng, tốc độ phản hồi nhanh và tần số quét cao, nhưng cả khả năng tái tạo màu sắc và góc nhìn của chúng có phần hơi kém.
Bảng so sánh
Tiêu chí | Tấm nền IPS | Tấm nền VA | Tấm nền TN |
Chất lượng hình ảnh | Hình ảnh đẹp màu sắc rõ nét (10 bit) | Hình ảnh hiển thị bị mờ khi chuyển động. Khả năng hiển thị độ sâu, đen rất tốt (8 – 10 bit) | Màu sắc nếu nhìn góc nghiên mờ và nhạt (6 – 8 bit) |
Tần số quét | Tần số quét thấp (165 Hz) | Tần số quét trung bình (165 – 200 Hz) | Tần số quét cao (240 Hz) |
Tốc độ phản hồi | Tốc độ phản hồi trung bình (4 ms) | Tốc độ phản hồi chậm (khoảng 8 – 10 ms) | Tốc độ phản hồi nhanh có thể đạt 1 ms |
Góc nhìn | Góc nhìn rộng nhất (178 độ) | Góc nhìn rộng (178 độ) | Góc nhìn hẹp (170 độ) |
Tiêu tốn điện năng | Tiêu tốn nhiều năng lượng (15% so với TN) | Tiêu tốn ít năng lượng | Tiêu tốn năng lượng thấp |
Tuổi thọ | Tuổi thọ cao | Tuổi thọ kém | Tuổi thọ cao |