Hầu hết những công nghệ máy tính đều tồn tại một thời gian ngắn sau đó bị thay thế bằng công nghệ mới hơn .
Những với bộ nhớ DDR RAM là một trong một số bộ phận trong máy tính có tốc độ thay thế chậm hơn nhiều so với những bộ phận khác . Ví dụ bộ nhớ DDR SDRAM đầu tiên phát hành trong năm 2000 và phải chờ tới 3 năm sau , vào năm 2003 , mới bị thay thế bằng DDR2 DRAM .
DDR2 phải chờ tới 4 năm để bị thay thế bằng DDR3 SDRAM vào năm 2007 . Kể từ đó cho tới nay trong thời gian 7 năm mà không có bộ nhớ DDR mới hơn và cho tới tận bây giờ mới thấy có DDR4 SDRM để thay thế cho DDR3 .
Những gì mới trong DDR4
Sự khác nhau chủ yếu về mặt hình thức đó là số chân của module bộ nhớ , DDR4 dùng 288 chân so với 240 chân của DDR3 .
Mặc dù có rất nhiều sự khác nhau giữa bộ nhớ DDR3 và DDR4 nhưng chỉ có 4 sự thay đổi lớn đối với DDR4 đó là : điện áp làm việc thấp hơn , tăng khả năng tiết kiệm điện , tăng tần số làm việc và cải thiện mật độ chip .
Bộ nhớ DDR3 RAM thông thường làm việc ở điện áp 1.5V , với những module điện năng thấp thì làm việc ở điện áp 1.35V . Một số nhà sản xuất lại phá rào về tính năng kỹ thuật này nhưng không nhiều .
DDR4 chạy với điện áp chuẩn 1.2V , những module điện năng thấp dự định chỉ chạy với điện áp 1.05V . Thêm vào đó , DDR4 lại hỗ trợ một số tính năng tiết kiệm điện năng tiên tiến bao gồm chế độ “giảm sâu điện năng” để giảm điện năng tiêu hao khi hệ thống ở chế độ nghỉ .
Việc dùng điện áp thấp hơn và quản lí điện năng tốt hơn cho phép bộ nhớ DDR4 tiêu hao điện năng ít hơn so với DDR3 .
Về hiệu suất làm việc , DDR4 RAM sẽ làm việc với tần số từ 2133MHz , cao hơn nhiều so với giới hạn cao nhất của DDR3 , và dự kiến sẽ đạt tới tốc độ 3200MHz .
Những chip DDR4 có thể sản xuất theo mật độ lên tới 16Gb (2GB) cho mỗi chip , cao gấp đôi so với mật độ của DDR3 . Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ bắt đầu thấy những bộ nhớ DDR4 RAM cho người tiêu dùng thông thường đạt dung lượng 16GB cho mỗi thanh nhớ và module cho máy chủ có thể đạt 64GB cho mỗi thanh .
Nhược điểm DDR4
Như hầu hết các công nghệ mới , DDR4 chưa hoàn thiện . Trong khi DDR4 vẫn còn mới nên những thanh nhớ này dự kiến có giá thành cao hơn từ 20-50% so với bộ nhớ DDR3 tương đương . Nếu như mức cầu tăng thì có thể chi phí sản xuất DDR4 sẽ giảm đi con bây giờ DDR4 vẫn còn đắt .
Vấn đề thứ hai của DDR4 đó là khi chạy với tốc độ cao hơn so với DDR3 thì lại có Timing lớn hơn . Trong khi bộ nhớ DDR3-2133 MHz thông thường có Timing khoảng CL10-CL11 thì DDR4-2133 MHz hiện tại lại có Timing CL15 . Điều này không có gì là bất thường bởi vì nó cũng tương tự đúng như những gì đã xảy ra với DDR3 trong thời kì đầu tiên . Tuy nhiên điều đó cho thấy ít nhất trong thời điểm ban đầu DDR4 không nhanh hơn DDR3 .
Thực tế , khi so sánh hiệu suất giữa Core i7-5960X và 4960X , Geekbench cho biết chỉ có sự chênh lệch nhỏ về điểm bộ nhớ của hệ thống với DDR4-2133MHz so với DDR3-1600MHz ( 5691 so với 5382 ) . Nhưng khi tốc độ DDR4 cao hơn và Timing tăng lên không đáng kể khi hki ấy chúng ta mới thấy hết được những ưu điểm của DDR4 .
Nhận xét
Bộ nhớ hệ thống là bộ phận rất quan trọng trong những máy tính hiện đại nhưng RAM vẫn là “nút thắt cổ chai” trong hầu hết các ứng dụng . Bộ nhớ nhanh hơn chắc chắn không phải là điều xấu nhưng hiệu suất làm việc lại không thực sự là ưu điểm chính của DDR4 so với DDR3 .
Bộ nhớ DDR4 lại sử dụng chipset và CPU hoàn toàn khác so với DDR3 vì thế rất khó để kiểm nghiệm chính xác về hiệu suất làm việc mang lại từ DDR4 . Cho tới giờ so sánh chính xác nhất đó là bài viết về nền tảng DDR4/X99/Haswell-E với nền tảng DDR3 : Core i7-5960X với 4960X .
DDR4 có hai điều mà còn hơn cả hiệu suất làm việc đó là điện áp làm việc thấp hơn và tăng mật độ lưu trữ . Điện áp làm việc thấp hơn cho phép bộ nhớ chạy mát hơn so với điện áp cao nên chạy ổn định hơn .
Mật độ lưu trữ của DDR4 cao gấp đôi so với DDR3 trong cùng kích thước vì thế mà hệ thống sẽ có nhiều bộ nhớ hơn . Với chương trình và dữ liệu ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn nên RAM càng nhiều càng trở nên quan trọng cho phép toàn bộ hệ thống xử lí công việc nhanh hơn .